Tác dụng của định lý Coase

     Bây giờ, lại giả sử cáihồ thuộc quyền sở hữu của HTXđánh cá. Đến đây, người phải đền bù là nhà máy và bên được đền bù là HTX đánh cá. Nhà máy sẽ sẵn sàng đền bù cho HTX để HTX cho phép họ được xả thải xuống hồ, chừng nào mức đền bù ấy không lón hơn lợi ích ròng do sản xuất (MB – MPC). Còn HTX sẵn sàng chấp nhận đền bù nếu mức đền bù không nhỏ hơn thiệt hại mà họ phải chịu từ hoạt động sản xuất của nhà máy (MEC). Và kết quả của sự đàm phán lần này cũng sẽ diễn ra tương tự như khi cái hồ thuộc sở hữu của nhà máy.

     Bắt đầu từ mức sản lượng của nhà máy bằng 0, HTX sẽ cho phép nhà máy xả thải cho đến mức thải tương đương vớisản lượng Qo thì dừng lại, vì vượt qua đó, bất đẳng thức (2.2) sẽ không còn được thoả mãn nữa. Và quá trình đàm phán giữa hai bên cũng kéo dài từ 0 đến Qo, tức là mức sản lượng tôi ưu xã hội.

    Từ sự phân tích này, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

     Thứ nhất, nếu biện pháp này thành công thì ngoại ứng có thể giải quyết được thông qua một sự đàm phán tư nhân. Cái mà chính phủ phải làm ở đây chỉ là quyết định trao quyền sở hữu các nguồn lực chung cho một bên nhất định. Mặc dù kết quả không phụ thuộc vào việc bên nào được nhận quyền sở hữu, nhưng ý nghĩa phân phối của quyết định trao quyền sở hữu lại rất khác nhau. Bên nào được chính phủ cho sở hữu thì lợi ích của bên đó sẽ tăng thêm qua quá trình đền bù.

Tác dụng của định lý Coase

     Thứ hai, định lý Coase chỉ có thể thực hiện được nếu chi phí đàm phán không đáng kể. Còn những trường hợp như ô nhiễm không khí thì tác động ngoại ứng của nó liên quan đến hàng triệu người, kể cả bên gây ô nhiễm và bên chịu ô nhiễm. Khi đó, sẽ không thực tế nếu hy vọng rằng họ có thể ngồi lại với nhau để đàm phán.

     Thứ ba, định lý này cũng ngầm định là chủ sở hữu nguồn lực có thể xác định được nguyên nhân gây thiệt hại cho tài sản của họ và có thể ngăn chặn điều đó bằng luật pháp. Với ví dụ về ô nhiễm không khí nói trên, ngay cả khi có trao quyền sỏ hữu không khí sạch cho ai đó (!) thì chủ sở hữu cũng không thể biết được ai trong số  hàng vạn nhà máy đang hoạt động phải chịu trách nhiệm về việc gây ô nhiễm không khí và nếu có thì mức độ như thế nấo.

     Vì vậy, định lý Coase chỉ phù hợp với những ngoại ứng nhỏ, có liên quan đến một số ít đối tượng và nguyên nhân gây ra ngoại ứng có thể xác định dễ dàng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế công
 
;