Hãy xét kỹ hơn ví dụ về nhà máy gây ô nhiễm nêu trên. Giả sử nhà máy và một hợp tác xã (HTX) đánh cá đang sử dụng chung một cái hồ. Nhà máy dùng chiếc hồ làm nơi xả thải. Nhưng việc có nhiều chất thải được thải xuống hồ lại làm chết cá, gây ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt thuỷ sản của HTX.
Nhưng vì hoạt động của nhà máy gây ra ngoại ứng tiêu cực cho HTX đánh cá nên đi kèm với đường MPC này còn có một đường MEC (chi phí ngoại ứng biên) nữa cho biết tổng thiệt hại mà HTX phải gánh chịu khi nhà máy sản xuất thêm một đơn vị sản lượng. Mức thiệt hại này được giả định tăng dần khi sản xuất của nhà máy mở rộng. Vì thế, đường MEC có chiều đi lên giông như dường MPC (Lưu ý: Đường MEC không nhất thiết lúc nào cũng phải song song với MPC).
Đứng trên quan điểm xã hội, đường chi phí biên đốivới xã hội (MSC) sẽ gồm cả hai bộ phận cấu thành: thứ nhất là chi phí mua sắm đầu vào của nhà máy mà giá trị của chúng được phản ánh trên đường MPC; thứ hai là chi phí thiệt hại mà HTX phải gánh chịu được thể hiện bằng đường MEC. Vì thế, MSC sẽ bằng MPC cộng với MEC.
Nếu nhà máy là người tối đa hoá lợi nhuận thì họ sẽ sản xuất hiệu quả nhất tại điểm MB = MC. Nhưng vì MC mà nhà máy quan tâm là MPC nên họ sẽ sản xuất tại điểm B, tại đó MB = MPC. Điểm này còn gọi là mức sản lượng tối ưu thị trường. Trái lại, cũng theo nguyên tắc biên về hiệu quả, nhưng vì quan tâm đến chi phí của cả xã hội nên mức sản lượng tối ưu theo quan điểm xã hội phải đặt tại A, khi MB = MSC. Như vậy, nhà máy gây ngoại ứng tiêu cực đã sản xuất quá nhiều so với mức tối ưu xã hội.
Nếu chính phủ không có biện pháp buộc nhà máy cắt giảm sản lượng thì thiệt hại gây ra cho xã hội sẽ là bao nhiêu? Có thể thấy ngay tổng tổn thất phúc lợi ròng của xã hội là tam giác ABC. Điều này được phân tích như sau:
Vì lợi ích ròng (hay lợi nhuận) mà nhà máy thu được khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng là khoảng cách dọc giữa đường MB và MPC nên tổng lợi nhuận tăng thêm khi nhà máy duy trì mức sản lượng từ Qo đến Qi là tam giác ABE. Trong khi đó, HTX sẽ bị thiệt do ô nhiễm nhà máy thải ra. Với mỗi đơn vị sản lượng do nhà máy sản xuất. HTX sẽ chịu thiệt một khoản bằng MEC. Vì thế, khi sản lượng tăng từ Qo đến Qi thì tổng thiệt hại gây ra cho HTX sẽ là hình. Vì hình thang này có diện tích đúng bằng hình thang ACBE nên sau khi bù đắp phần lợi nhuận tăng thêm của nhà máy, xã hội vẫn bị thiệt tam giác ABC. Nếu xã hội có thể buộc nhà máy cắt giảm sản lượng từ Qx xuống Q0 thì sẽ tiết kiệm được khoản tổn thất phúc lợi xã hội (PLXH) nói trên.
Cũng từ phân tích trên có thể thấy rằng, mức sản lượng hiệu quả xã hội không có nghĩa là một mức sản lượng không gây ô nhiễm, bởi lẽ yêu cầu như vậy cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt sản xuất. Cái mà xã hội yêu cầu là phải tìm ra một mức ô nhiễm chấp nhận được, theo nghĩa lợi ích của sản xuất mang lại phải đủ bù đắp những chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi tiến hành sản xuất, trong đó tính đến cả chi phí do ô nhiễm.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế nhà nước