Hàng hoá cộng đồng
Trong nhiều trường hợp, thị trường không thể cung cấp những hàng hoá hoặc dịch vụ hữu ích cho xã hội, đơn giản là vì không thể hoặc rất khó khăn để chia nhỏ hàng hoá đó thành từng đơn vị tiêu dùng. Lợi ích tiêu dùng hàng hoá này chỉ có thể được thụ hưởng chung giữa tất cả mọi người. Những hàng hoá đó được gọi là hàng hoá công cộng (HHCC), dể phân biệt chúng với những hàng hoá cá nhân (HHCN) là hàng hoá lợi ích tiêu dùng chúng không được chia sẻ với những người không bỏ tiền ra mua chúng. Đặc điểm nổi bật của HHCC là cùng một lượng hàng hoá này có thể do nhiều người cùng thụ hưởng, mà không làm giảm lợi ích thụ hưởng của những ngươi tiêu dùng hiện có. Quốc phòng là một trường hợp điển hình về HHCC vì biến động dân số hàng ngày không làm giảm lợi ích an ninh mà những công dân hiện tại đạtng được hưởng. Một đặc điểm khác của hàng hoá này là không dễ gi ngăn cản những cá nhân không đóng góp tài chính để cung cấp chúng tiêu dung chúng. Ngay cả khi ai đó từ chối không góp tiền cho ngân sách quốc phòng thì anh ta vẫn được bảo vệ, chừng nào hệ thống quốc phòng của quốc gia còn hoạt động. Điều đó có nghĩa rằng, các DNTN nếu sản xuất và cung cấp HHCC thì sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc tạo danh thu để bù đắp chi phí. Đây được coi là luận cứ mạnh nhất, chứng minh cho sự cần thiết phải có chính phủ đứng ra cung cấp HHCC.
Trong nhiều trường hợp, thị trường không thể cung cấp những hàng hoá hoặc dịch vụ hữu ích cho xã hội, đơn giản là vì không thể hoặc rất khó khăn để chia nhỏ hàng hoá đó thành từng đơn vị tiêu dùng. Lợi ích tiêu dùng hàng hoá này chỉ có thể được thụ hưởng chung giữa tất cả mọi người. Những hàng hoá đó được gọi là hàng hoá công cộng (HHCC), dể phân biệt chúng với những hàng hoá cá nhân (HHCN) là hàng hoá lợi ích tiêu dùng chúng không được chia sẻ với những người không bỏ tiền ra mua chúng. Đặc điểm nổi bật của HHCC là cùng một lượng hàng hoá này có thể do nhiều người cùng thụ hưởng, mà không làm giảm lợi ích thụ hưởng của những ngươi tiêu dùng hiện có. Quốc phòng là một trường hợp điển hình về HHCC vì biến động dân số hàng ngày không làm giảm lợi ích an ninh mà những công dân hiện tại đạtng được hưởng. Một đặc điểm khác của hàng hoá này là không dễ gi ngăn cản những cá nhân không đóng góp tài chính để cung cấp chúng tiêu dung chúng. Ngay cả khi ai đó từ chối không góp tiền cho ngân sách quốc phòng thì anh ta vẫn được bảo vệ, chừng nào hệ thống quốc phòng của quốc gia còn hoạt động. Điều đó có nghĩa rằng, các DNTN nếu sản xuất và cung cấp HHCC thì sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc tạo danh thu để bù đắp chi phí. Đây được coi là luận cứ mạnh nhất, chứng minh cho sự cần thiết phải có chính phủ đứng ra cung cấp HHCC.
Thông tin không đối xứng
Người tiêu dùng và người sản xuất thường yêu cầu chính phủ phải can thiệp vào thị trường vì họ không có đủ thông tin về việc mua sắm hoặc sản xuất hàng hoá và tham gia những công việc nhất định. Đôi khi, trong thị trường xuất hiện trường hợp một bên nào đó tham gia thị trường (người mua hoặc người bán) có thông tin đầy đủ về các đặc tính sản phẩm hơn so với bên kia. Chẳng hạn, trong thị trường y tế, người bán (bác sỹ) có nhiều thông tin về sản phẩm mà anh ta bán hơn là người mua (bệnh nhân). Trong thị trường bảo hiểm, người mua (những khách hàng tìm đến mua bảo hiểm) biết rõ về xác suất xảy ra tình huống rủi ro hơn là người bán (công ty bảo hiểm). Hiện tượng này được gọi là hiện tượng thông tin không đối xứng. Khó khăn trong việc thu thập đủ thông tin đã có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của nhiều thị trường, khiên các nguồn lực được phân bổ quá nhiều hoặc quá ít cho thị trường đó so với mức hiệu quả xã hội. Ngoài ra, nó còn tạo động cơ cho bên có thông tin đầy đủ hơn lợi dụng lợi thế này để thu lợi cho mình trên sự thiệt thòi của bên kia. Sự can thiệp của chính phủ trong các thị trường như vậy sẽ giúp bổ sung thông tin cho thị trường, hoặc kiểm soát hành vi của những bên có lợi thế về thông tin để đảm bảo thị trường hoạt động suôn sẻ.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh te cong