Nhận thức về vai trò của Chính phủ

Quá trình phát triển nhận thức về vai trò của Chính phủ
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi cá nhân đều có những quan hệ tương tác nhất định với tự nhiên và xã hội xung quanh. Một trong những mỗi quan hệ đó là sự tương tác qua lại và gắn bó chặt chẽ với hệ thống các cơ quan, tổ chức nhà nước mà chúng ta quen gọi là khu vực công cộng (KVCC), mà đứng đầu và chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của khu vực ấy là một bộ máy gọi chung là chính phủ. Vậy, chính phủ là ai? Chính phủ có chức năng gì trong nền kinh tế và ai trao cho chính phủ những chức năng như vậy?

Chính phủ trong nền kinh tế thị trường

Khái niệm về chính phủ được hiểu rất khác nhau, tuỳ vào góc độ xem xét của người nghiên cứu. Chẳng hạn, trong khoa học hành chính nhà nước, chính phủ được xem như bộ máy hành pháp, là một trong ba nhánh quyền lực cơ bản của nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp). Trong khuôn khổ của môn học Kinh tế Công cộng, chúng ta chỉ xem xét vai trò điều tiết kinh tế của chính phủ. Theo quan điểm đó, chính phủ là một tổ chức được thiết lập để thực thi những quyền lực nhất định, điều tiết hành vi của các cá nhân sống trong xã hội nhằm phục vụ cho lợi ích chung của xã hội đó và tài trợ cho việc cung cấp những hàng hoá, dịch vụ thiết yếu mà xã hội đó có nhu cầu. Vấn đề chính phủ được làm những gì, chi tiêu bao nhiêu, làm cách nào để có được những phương tiện trang trải cho hoạt động của mình là do các cá nhân trong xã hội cùng nhau lựa chọn thông qua một quá trình gọi là lựa chọn tập thể. Thông qua quá trình này, những thể chế chính trị sẽ được hình thành. Đó là hệ thống các nguyên tắc và qui trinh được đông đảo quần chúng chấp nhận đề qui định phạm vi chức năng, quyền hạn của chính phủ củng như cách thức trang trải các khoản chi tiêu của chính phủ. Thông qua những thể chế này, nguyện vọng cửa quần chúng nhân dân sẽ dược phản ánh hoặc để cập đến trong các quyết định của chính phủ.
Ngay từ khi nhà nước ra đời thì chính phù, với tư cách là một thể chế điều hành quốc gia, đã có những vài trò không thể phủ nhận như xây dựng và bảo vệ các khuôn khổ pháp lý, đánh thuế và chi tiêu… Tuy nhiên, chính phủ có nên cố một vai trò tích cực, chủ động trong điều tiết kinh tế quốc dân hay không thì cồn là một vấn đề gây tranh cãi từ nhiều thế kỷ này, Tuy theo quan điểm có chấp nhận vai trò kinh tế của chính phủ hay không mà các mô hình kinh tế khác nhau đã ra đời. Ở đây, chúng ta sẽ đi sâu xem xét ba mô hình kinh tế điển hình. Đó là ở nền kinh tế thị trường thuần tuý, nền kinh tê kế hoạch hoá tập trung và nền kinh tế hỗn hợp.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế nhà nước
 
;