Biện pháp thu phí xả thải

     Vì thế, giải pháp này có vẻ đi ngược lại với quan điểm chung của xã hội là người gây tác hại cho xã hội phải bị trừng phạt (bội thường) chứ không phải được thưởng (trợ cấp). Hơn nữa, điều này có thể sẽ khuyến khích những nhà máy khác cũng đến hoạt động bên bờ hồ để được nhận trợcấp. Do đó, giải pháp này chỉ hữu hiệu khi nó được kết hợp với các biện pháp khác nhằm ngăn chặn nguy cơ xuất hiện những người gây ô nhiễm mới. Cuối cùng, để có tiền trợ cấp chính phủ sẽ buộc phải tăng thuế ở đâu đó trong nền kinh tế. Khi đó, thuế có thể gây ra tính phi hiệu quả ở những nơi khác trong nền kinh tế và không rõ những sự phi hiệu quả  thuế gây ra đó có nhỏ hơn sự phi hiệu quả của bản thân ngoại ứng này hay không. Tuy nhiên, giải pháp, này vẫn  đạt được áp dụng trong một số trương hợp thực tiễn. Chương trình định canh định cư để hạn chế nạn phá rừng là: một ví dụ.

      Hình thành thị trường về ô nhiễm. Như đã nêu ở trên, sự phi hiệu quả gắn với ngoại ứng tiêu cực là do thiếu một thị trường về những nguồn lực được sử dụng chung như hồ nước, không khí sạch… Điều này đã gợi ra một cách khắc phục ngoại ứng nữa của chính phủ – bán giấy phép gây ô nhiễm, hay còn gọi là giấy phép xả thải. Theo kế hoạch này, chính phủ sẽ bán giấy phép cho phép các nhà sản xuất được xả một lượng phế thải Z0 (tương đương với lượng phế thải khi sản xuấttại Qo). Các hãng sẽ tiến hành đầu giá để mua những giấy phép này và hãng nào trả giá cao nhất sẽ được nhận. Mức giá của những giấy phép này sẽ là mức giá cân bằng thị trường, sao cho lượng ô nhiễm sẽ đúng bằng mức mà chính phủ mong muốn. Mức giá cân bằng đối với các giấy phép xả thải được gọi là phí xả thải.

Biện pháp thu phí xả thải

      Những hãng nào không sẵn sàng trả mức giá p cho mỗi đơn vị ô nhiễm gây ra sẽ phải giảm sản lượng hoặc lựa chọn một công nghệ sản xuất “sạch” hơn.

      Tương tự, nếu chính phủ thay biện pháp đấu giá giấy phép xả thải bằng việc cấp không giấy phép xả thải cho các hãng, rồi cho phép các hãng được trao đổi, mua bán các giấyphép này với nhau thì kết quả tạo ra cũng hoàn toàn như nhau. Đường cung về giây phép vẫn thẳng đứng tại z và giá vẫn cân bằng ở p. Kết quả tạo ra không thay đổi vì với những hãng có biện pháp nào giảm ô nhiễm rẻ tiền hơn sẽ trị giá giấy phép xả thải này thấp hơn p, do đó họ sẵn sàng bán lại cho những hãng cần giấy phép này hơn. Tuy nhiên, ý nghĩa phân phối trong hai trường hợp này lại rất khác nhau. Với cơ chế đầu giá, chính phủ sẽ thu được tiền. Còn với cơ chế cho phép chuyển nhượng các giấy phép đã được cấp thì số tiền chuyển nhượng sẽ thuộc về những hãng nào may mắn được chính phủ cấp cho giấy phép.

      Nói tóm lại, biện pháp đánh thuế hay phí xả thải đều tạo ra kết cục hiệu quả như nhau, với điều kiện phải xác định chính xác từ đầu ai là người gây ô nhiễm và gây ô nhiễm với mức độ bao nhiệu. Theo một số nhà kinh tế, biện pháp phí xả thải có một số lợi thế hơn biện pháp đánh thuế. 



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế nhà nước
 
;