Tư nhân cũng có thể tự hành động để khắc phục tác động của ngoại ứng tiêu cực. Giải pháp điển hình nhất là trao quyền sở hữu tài sản cho một trong các bên tham gia thị trường. Điều đó xuất phát từ định lý nổi tiếng Coase do nhà kinh tế học người Mỹ Ronald Coase đề xuất.
Quy định quyền sở hữu tài sản.Coase cho rằng sự xuất hiện ngoại ứng bắt nguồn từ việc thiếu một qui định rõ ràng về quyền sở hữu đối vớicác nguồn lực được các bên sử dụng chung. Định lý Coasephát biểu rằng, nếu chi phí đàm phán là không đáng kể thì có thể đưa ra được một giải pháp hiệu quả đối với ngoại ứng bằng cách trao quyền sở hữu đối với các nguồn lực được sử dụng chung cho một bên nào đó.
Kết quả này không phụ thuộc vào việc bên nào trong số các bên liên quan đến ngoại ứng được trao quyền sở hữu. Để thấy rõ định lý này hoạt động như thế nào, hãy quay lại với ví dụ về nhà máy và HTX đánh cá nói trên.
Theo Coase, cái hồ là nguồn lực chung của nhà máy và HTX đánh cá. Vì việc sử dụng cái hồ này không gây thêm chi phí cho bên nào nên cả hai bên đều cố gắng tận dụng tối đạt cái hồ vì lợi ích riêng của mình. Chính điều đó đã dẫn đến tình trạng sử dụng quá mức nguồn lực này. Nếu cái hồ đó thuộc quyền sở hữu của một trong hai bên thì lập tức hiện tượng ngoại ứng sẽ biến mất thông qua quá trình đàm phán giữa hai bên.
Trước tiên, giả sử quyền sở hữu cái hồ được trao cho nhà máy. Nhà máy sẽ sẵn sàng không sản xuất thêm hàng hoá nếu HTX đánh cá đền bù cho họ một lượng tiền không thấp hơn lợi ích ròng mà họ nhận được từ việc, tiếp tục sản xuất, tức là MB – MPC. Còn HTX sẵn sàng đền bù nếu sốtiền mà HTX phải bỏ ra đền bù không lớn hơn mức thiệt hại mà họ phải gánh chịu từ việc sản xuất của nhà máy (hay MEC). Như vậy, giao dịch đền bù giữa hai bên sẽ thực hiện được tại các đơn vị sản lượng nào đó thoả mãn điều kiện:
MEC tại i Mức đền bù è MB – MPC tại j
Bắt đầu từ mức sản lượng Q! điều kiện này được thoả mãn với tất cả các mức sản lượng j nằm trong khoảng từ Q! đến Q0. Do đó, nhà máy sẵn sàng cắt giảm sản lượng trong khoảng Q!Qo- Quá trình đàm phán đề bù giữa hai bên sẽ dừng lại đúng tại mức sản lượng Qo và đó cũng chính là mức sản lượng tối ưu xã hội.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh te nha nuoc