Mô hình kinh tế thị trường thuần tuý

Có thể nói, mô hình kinh tế thị trường thuần tuý được xây dựng xuất phát từ quan điểm bàn tay vô hình của Adam Smith, người được coi là sáng lập viên của kinh tế học hiện đại. Trong tác phẩm của cải của các dân tộc, Smith đã ủng hộ một vai trò hết sức hạn chế của chính phủ. Ông cho rằng, mỗi cá nhân, trong khi theo đuổi các lợi ích của riêng mình trong một môi trường cạnh tranh, thì cũng sẽ phục vụ luôn cho lợi ích của xã hội. Động cơ lợi nhuận sẽ khiến người này cung cấp hàng hoá cho người khác. Còn cạnh tranh sẽ đảm bảo rằng, chỉ có hãng nào đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội với chất lượng cao và giá thành rẻ mối có thể tồn tại. Như vậy, cơ chế bàn tay vô hình của thị trường sẽ dẫn dắt việc sản xuất ra những hàng hoá mà mọi người mong muốn theo cách tốt nhất.
Quan điểm này đã đưa đến sự ra đời của một mô hình kinh tế, nền kinh tế thị trường thuần tuý. Đó là một nền kinh tế mà mọi hàng hoá và dịch vụ đểu đo khu vực tư nhân (KVTN) sản xuất và mọi hoạt động mua bán giao dịch đểu diễn ra trên thị trường , với giá cả là sản phẩm của sự tương tác giữa cung và cầu. Mọi cá nhân đểu có thể tự do mua bán mọi loại hàng hoá, tuỷ theo sở thích và nấng lực kinh tế (thu nhập; của họ. Trong một nền kinh tế như thế, vài trò của chính phủ là tối thiểu.

Mô hình kinh tế thị trường thuần tuý

Tuy nhiên, lập luận của Ađam Smith lại không giúp giải thích được cho rất nhiều trường hợp mà thị trường thất bại, không thể tự khắc phục được, như sự bất bỉnh đấng ngày càng gay gắt giữa một bên là giới chủ tư bắn và bên kia là pk’ đông đảo người dân lao động. Nó cũng không giai thích được cho những đợt khủng hoảng kinh tế diễn ra triển miên trong thế kỷ 19 và đỉnh cao của nó là cuộc Đại Suy thoái vào những năm 30 của thế kỷ 20, trong đó sản lượng của cả khối tư bản chủ nghĩa sụt giảm 1/4, còn hơn 25% lực lượng lao động tế không có việc làm.
Đứng trước thực trạng đó, nhiều nhà tư tưởng đã tỏ ra hoài nghi về sức mạnh vạn năng của kinh tế thị trường. Thậm chí, nhiều người cho rằng, nguyên nhân sâu xa của những căn bệnh khủng hoảng kinh niên trong nền kinh tế đó chính là do nó hoạt động hoàn toàn tự phát theo các qui luật của của thị trường, thay vì có sự chỉ đạo tự giác và có ý thức của chính phủ, thông qua một cơ quan kế hoạch tập trung. Nếu có một cơ quan như vậy và cơ quan này có khả năng tính toán, điếu phối có kế hoạch mọi cân đối trong nền kinh tế quốc dân thì nền kinh kế sẽ vận hành một cách nhịp nhàng, và ăn khớp và đảm bảo sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực. Đó là nền tảng tư tưởng của mô hình nền kinh tế kế hoạch hoà tập trung đã được áp dụng ở Liên Xô cũ và các nước XHCN. Trong mô hình này, mọi quyết định về sản xuất và phân phối sản phẩm đểu do một cơ quan trung ương của chính phủ quyết định, thay vì các lực lượng thị trường. Điều này đã gây ra một sự tuỳ tiện, chủ quan rất lớn trong việc áp đặt giá cả và sản lượng, thủ tiêu động lực phấn đấu của cá nhân và gây ra sự lãng phí,,phi hiệu quả nghiêm trọng trong xã hội.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh te nha nuoc
 
;