Đứng trước nguy cơ đó, nhiều quốc gia trước đây đi theo mô hình kế hoạch hoá tập trung, trong đó có Việt Nam, đã phải tiến hành cải cách mạnh mẽ nền kinh tế của mình theo hưởng chấp nhận sự vận hành của cơ chế thị trường, nhưng phải có sự điều tiết có ý thức của nhà nước. Như vậy, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ, cho đến nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giói, chúng ta đều thấy sự vận hành song song, tương tác và hỗ trợ lẫn nhau của cả thị trường và chính phủ. Đó là mô hình nền kinh tế hỗn hợp. Trong nền kinh tế đó, vai trò của chính phủ không phải là cạnh tranh hoặc thay thế cho KVTN. Trái lại, chính phủ thúc đẩy, hỗ trợ và điều tiết hoạt động của khu vực này. .
Tuy cùng là một nền kinh tế hỗn hợp, nhưng vai trò cửa chính phủ trong mỗi nền kinh tế nhất định lại mạnh yếu khác nhau. Theo đánh giá của các nhà kinh tế, chính phủ ở các nước đang phát triển và chuyển đổi như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc… can thiệp vào nền kinh tế mạnh hơn nhiều, so với các nước Tây âu hoặc Bắc Mỹ. Vì sao lại có sự khác nhau như vậy về vai trò của chính phủ? Đó là do quan điểm khác nhau về mức độ nghiêm trọng mà mỗi nước nhận thức về các dạng thất bại của thị trường và khả năng khắc phục chúng của chính phủ.
Đến đây, chúng ta có thể điểm qua những thay đổi căn bản trong việc lựa chọn một vai trò thích hợp của chính phủ trong nền kinh tế thị trường mà các quốc gia trên thế giới đã lần lượt trải nghiệm. Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ thêm những vấn đề gì đang được coi là vấn đề thời sự được đặt trên diễn đàn tranh luận chính sách về vai trò chính phủ trong những thập niên vừa qua.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế công