Chức năng của chính phủ

Đến đây, chúng ta đã có những cơ sỏ quan trọng để luận chứng cho sự cần thiết phải có mặt chính phủ trong những trường hợp cụ thể, giúp thị trường hoạt động có hiệu quả hơn và các kết quả kinh tế tạo ra công bằng hơn. Phần này sẽ làm rõ những chức năng và nguyên tắc chủ yếu của chính phủ để can thiệp vào thị trường và cả những hạn chế mà chính phủ gặp phải khi thực hiện các chức năng đó.
Chức năng của chính phủ
Ngoài chức năng muốn thuở của chính phủ là xây dựng và bảo vệ các khuôn khổ pháp luật, chính phủ còn có bốn chức năng kinh tế cơ bản sau đây:
Phân bổ nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế

Chức năng của chính phủ

Mục tiêu kinh tế trọng tâm của chính phủ là hỗ trợ việc phân bổ nguồn lực để nâng cao hiệu quả kinh tế đạt mức như xã hội mong muốn. Giải quyết vấn đề này chính là chính phủ đã tập trung trả lòi cho cầu hỏi cái gì và như thế nào trong đời sống kinh tế. Chính sách kinh tế ở các nước khác nhau sẽ không giống nhau, tuỳ thuộc vào phong tục tập quán, và tư tưởng chính trị của nước đó. Biểu hiện của việc thực hiện chức năng này là việc chính phủ đứng ra cung cấp các loại HHCC, điều tiết các luồng đầu tư vào các ngành, các vùng theo qui hoạch chung, khắc phục các thất bại của thị trường như độc quyền, ngoại ứng hay thông tin không đối xứng.
Phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội
Ngay cả khi bàn tay vô hình của thị trường có hiệu quả thì nổ vẫn có thể tạo ra những sự phân phôi thu nhập rất bất bình đẳng. Khi quốc gia còn ở mức phát triển thấp, những nguồn lực sẵn có dành cho việc phân phối lại cồn rất hạn chế.
Nhưng khi đã phát triển cao hơn cùng với sự thịnh vượng chung, chính phủ cũng sẽ có khả năng dành nhiều nguồn lực hơn để cung cấp các dịch vụ cho người nghèo. Đây được coi là chức năng kinh tế lớn thứ hai của chính phủ. Phân phôi lại thu nhập thường được thực hiện thông qua chính sách thuế khoá và chi tiêu. Mặc dù vậy, đôi khi chính phủ vẫn điểu tiết trực tiếp bằng các mệnh lệnh hành chính.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế nhà nước
 
;