Các giải pháp can thiệp của chính phủ

    Để tận dụng được phần lợi ích ròng bị mất do độc quyền, rõ ràng chính phủ cần phải có những giải pháp can thiệp đê buộc các nhà độc quyền phải hành động như những người cạnh tranh hoàn hảo, tức là phải tăng sản lượng đến Qo hoặc giảm giá bán xuống p0. Sau đây, chúng ta điểm lại một số phương thức can thiệp của chính phủ.

    Ban hành luật pháp và chính sách chống độc quyền. Biện pháp chủ yếu để đấu tranh với các nguy cơ xuất hiện hành vi độc quyền trên thị trường là sử dụng các chính sách chống độc quyền. Đó là điều luật nhằm ngăn cấm những hành vi nhất định (như cấm các hãng cấu kết để cùng nhau nâng giá), hoặc hạn chế một số cơ cấu thị trường nhất định, Biện pháp này thường được sử dụng phổ biến ở các nước có thị trường phát triển, nhằm điều tiết những hãng lớn, chiếm một thị phần rất lớn.

    Nhiều quốc gia còn đưa ra các qui định cho phép các cơ quan chức năng của chính phủ được thường xuyên kiểm tra việc định giá và cung ứng sản lượng của các hãng, chang hạn trong các ngành phục vụ công cộng. Khác với các chính sách chống độc quyền xác định những điều mà các hãng không được làm, những qui định này lại nói rõ doanh nghiệp cần làm gì và định giá như thế nào. Đây là cách phổ biến chính phủ sử dụng để kiểm soát những hãng không thuộc sở hữu nhà nước.

Các giải pháp can thiệp của chính phủ

    Ngoài ra, chính phủ còn đề ra nhiều chính sách khuyến khích sự cạnh tranh quyết liệt giữa các hãng, kể cả những hãng lớn với nhau. Để làm được điều này, chính phủ có thể tìm cách hạ thấp các hàng rào ngăn cản sự xâm nhập thị trường, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, dỡ bỏ sự ngăn cách giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

    Sở hữu nhà nướcđối với độc quyền cũng là một giải pháp thường được áp dụng với những ngành trọng điểm quốc gia như khí đốt, điện năng… Trong nhiều trường hợp, vẫn còn sự tranh cãi lớn giữa các nhà kinh tế là chính phủ nên sỏ hữu hay chỉ cần có qui định điều tiết những ngành này là đủ.

    Kiểm soát giá cả đối với các hàng hoá và dịch vụ do hãng độc quyền cung cấp là một giải pháp phổ biến khác. Mục đích của nó là buộc hãng độc quyền phải bán sản phẩm ở mức giá cạnh tranh, tức là P0 trong Hình 2.1. về mặt lý thuyết, nếu có thể định giá trần ở P0 thì hãng độc quyền sẽ phải sản xuất ởQo và giải pháp của chính phủ là triệt để. Tuy nhiên, trong thực tế có một khó khăn là không thể xác định được P0. Đo đó, việc định giá trần chỉ dựa vào nhận định chủ quan của cơ quan điều tiết. Nếu chính phủ định giá trần không chính xác thì có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hoá, như hiện tượng khan hiếm xãng dầu, thịt bò đã xảy ra ở Mỹ trong thập kỷ 70 khi chính phủ quyết định kiểm soát giá trong những ngành này.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
 
;