Cải cách về thể chế kinh tế

Sau năm 1986
Cùng với việc chuyển nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường, dần dần đã có sự phân định ngày càng rõ nét trong vai trò của KVCC và KVTN. Chính phủ không cần thiết phải xuất hiện như một lực lượng kinh doanh nữa, mà chuyển sang là người định mục tiêu, tổ chức, điều tiết, hỗ trợ, hướng dẫn và tạo môi trường kinh tế và pháp luật thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đứng trước vai trò mới, KVCC của Việt Nam đã có những chuyển biến sâu sắc. Chính phủ đã thúc đẩy hàng loạt cải cách về thể chế kinh tế để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của KVTN, như khoán sản phẩm, phát triển các thành phần kinh tế (TPKT), mở rộng quyền tự chủ cho DNNN, đổi mối công tác kế hoạch hoá, xuất nhập khẩu, giá cả tín dụng… Đầu tư của ngân sách cũng có chuyển biến mạnh, giảm dần bao cấp qua vốn đầu tư và tín dụng cho DNNN, hưống mạnh sang phát triển KCHT và xoá đói giảm nghèo (XĐGN). Cải cách hành chính đã có những bước tiến ban đầu theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính, tinh giản bộ máy, xoá bỏ các văn bản pháp luật bất hợp lý, mâu thuẫn, chồng chéo… Hệ thống DNNN đã và đang có những cải biến sâu sắc. Số lượng DNNN giảm dần thông qua quá trình cổ phần hoá và sắp xếp lại, song hiệu quả sản xuất kinh doanh lại không ngừng gia tăng. Điều này được thể hiện rõ qua tốc độ tăng trưỗng cao và đóng góp lớn của khu vực này cho nền kinh tế quốc dân (Biểu 1.1). DNNN đang phấn đấu thực sự đảm nhận tốt vài trò chủ đạo của mình, không phải ỏ sô” lượng mà là chất lượng hoạt động, là công cụ sắc bén để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế, là lực lượng mỏ đường cho các TPKT khác phát triển và đi đầu trong nghiên cứu và triển khai công nghệ mới. Hệ thống ASXH đã bước đầu được hình thành và phát triển. Cho đến nay, hệ thống này bao gồm hai thành phần chính là BHXH và trợ cấp xã hội.

 Cải cách về thể chế kinh tế

Tuy nhiên, đánh giá chúng thì KVCC Việt Nam vẫn còn bộc lộ rõ những yếu kém, chưa theo kịp yêu cầu của đổi mới. Sự yếu kém đó thể hiện trên các mặt sau:
• Về bộ máy hành chính, “…nền hành chính nhà nước còn mang nặng dấu ấn của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp… [cụ thể là]… chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước… chưa được xác định thật rõ và phù hợp…; hệ thống thể chế hành chính chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếu thống nhất, thủ tục hành chính… còn rườm ra, phức tạp, trật tự kỷ cương chưa nghiêm; tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc…; đội ngủ cán bộ công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tình thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính…; bộ máy hành chính ở các địa phương và cơ sở chưa thực sự gắn bó vôi dân, không nắm chắc được những vấn đề nổi cộm trên địa bàn, lúng túng, bị động khi xử lý các tình huống phức tạp…”



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh te cong
 
;