Để thấy hiện tượng độc quyền tự nhiên này quan trọng như thế nào đối với các nhà điều tiết, trước hết hãy nhắc lại hành vi độc quyền tự nhiên, như minh hoạ trong Hình 2.2. Theo định nghĩa, đường chi phí trung bình AC của hãng độc quyền tự nhiên sẽ giảm dần khi qui mô sản xuất mỏ rộng, do đó đường chi phí biên MC cũng đi xuống và luôn nằm dưới đường AC. Nếu nhà độc quyền tự nhiên không bị điều tiết, họ sẽ sản xuất tại Qi là nơi MR = MC theo nguyên tắc thông thường và đặt giá tại Pj. Lợi nhuận siêu ngạch mà hãng nhận được là hình chữ nhật PXEGF.
Cũng giống trường hợp độc quyền thường, mức sản lượng Qlnày không hiệu quả. Mức hiệu quả phải đạt tại Qo, đó p = MC hay MB = MC. Nhưng nếu đặt giá ở p0 thì một khó khăn đặt ra là tại Qo, mức giá (P0) thấp hơn chi phí sản xuất trung bình (ON), Như vậy, hàng không đủ bù đắp các chi phí sản xuất và không thể tồn tại được trọng thị trường. Tổng mức lỗ của hãng khi sản xuất tại mức sản lượng này sẽ bằng chênh lệch giữa chi phí trung bình và giá (NP0) nhân với mức sản lương (Qo), tức là diện tích hình chữ nhật P0NMA sẽ phải tính tất cả mọi chi phí sản xuất của mình (cả chi phí cố định và biến đổi), rồi chia bình quân chung cho từng đơn vị sản phẩm. Chi phí trên mỗi đơn vị lúc này gọi là chi phí bình quần đã phân bô hoàn toàn. Khách hàng sẽ phải trả giá đúng bằng mức chi phí bình quân đã phân bổ hoàn toàn này.
Giải pháp này tốt đến đâu? về mặt kinh tế, nó là một sự cải tiến đáng kể so với khi hãng không bị điều tiết. Nó đã loại bỏ được hoàn toàn lợi nhuận siêu ngạch của hãng độc quyền vì thế đã góp phần tạo ra một kết cục công bằng hơn. Đồng thời, khi buộc hãng độc quyền phải giảm giá xuống P2, chính phủ đã thu hẹp được- khoảng cách giữa giá và chi phí biên. Tuy nhiên, do Q2 vẫn nhỏ hơn Qo nên tuy giải pháp này có làm hãng độc quyền sản xuất nhiều hơn trước đây, nhưng vẫn chưa đạt tới mức sản lượng hiệu quả. Bạn có thể chỉ ra tổn thất PLXH trong trường hợp này được không?
Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh te cong