Những hạn chế của chính phủ khi can thiệp

Thông thường, các hình thức can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính không cho phép các đối tượng bị điều tiết có bất cứ cách lựa chọn nào khác hơn là phục tùng. Ngược lại, việc can thiệp gián tiếp thông qua các đòn bẩy kinh tế như thuế, lãi suất… là hình thức làm thay đổi mức giá mà các đời tượng đó nhận được, khiến họ phải điểu chỉnh hành vi theo cách có lợi nhất cho mình. Bằng cách điều chỉnh hành vi như vậy mà mục tiêu can thiệp của chính phủ sỗ đạt được. Vì thế, cách can thiệp này được coi là tương hợp với thị trường hơn là cách can thiệp trực tiếp. Đây chính là hạn chế lớn nhất của mô hình kế hoạch hoá tập trung và việc chuyển từ kế hoạch hoá mệnh lệnh sang kế hoạch hoá định hướng ở nước ta từ sau thòi kỳ Đổi mới chính là một nỗ lực phấn đấu nhằm thực hiện nguyên tắc trường hợp với thị trường.

Những hạn chế của chính phủ

Những hạn chế của chính phủ khi can thiệp
Mặc dù thất bại của thị trường và công bằng xã hội là những lý do tốt dể chính phủ can thiệp vào nền kinh tế, nhưng điều đó không có nghĩa là sự can thiệp của chính phủ luôn có hiệu quả. Chính phủ không phải là liều thuốc vạn năng cho tất cả các khó khăn của thị trường, bởi lẽ bản thân chính phủ cũng có những hạn chế của riêng mình.
Hạn chế do thiếu thông tin
Một chính sách can thiệp muốn thực sự hữu hiệu thì cần có đầy đủ thông tin về thị trường. Tuy nhiên, chính phủ cũng đứng trước tình trạng thông tin không đầy đủ, khiến cho nhiều khi sự can thiệp của chính phủ không chính xác hoặc thiếu tính thực tiễn. Chẳng hạn, khi chính phủ quyết định trợ cấp cho người nghèo, nhưng do không có đầy đủ thông tin về tình trạng nghèo đói ở từng địa phương hoặc những nhu cầu bức thiết của họ nên kết quả có thể trợ cấp không đúng đối tượng, vừa làm lãng phí ngân sách quốc gia vừa có thế làm trầm trọng hơn sự phân hoá thu nhập trong xã hội.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: công cụ kinh tế
 
;