Ngăn chặn việc định giá của độc quyền tự nhiên

     Đánh thuế được sử dụng để giảm bớt lợi nhuận siêu ngạch do độc quyền, góp phần phân phối lại của cải trong xã hội. Nhưng như sẽ thấy trong chương VI, thuế là một công cụ gây méo mó nền kinh tế. Nếu thuế làm đường chi phí biên cửa độc quyền dịch chuyển lên trên thì độc quyền sẽ tiếp tục giảm sản lượng và tăng giá. Do đó, thực chất người tiêu dùng sẽ phải san sẻ một phần gánh nặng thuế đối với hãng độc quyền.

     Đây giải pháp lớn mà chính phủ thường áp dụng đối với độc quyền. Nói chung, không có một giải pháp nào là hoàn hảo theo nghĩa nó có thể khắc phục hết mọi sự phi hiệu quả của thị trường, mà không gây méo mó đối với nền kinh tế. Vì thế, khi quyết định kiểm soát độc quyền, chính phủ cần cân nhắc mọi khía cạnh lợi hại của chính sách để có sự can thiệp hợp lý nhất.

Độc quyền tự nhiên

Độc quyền tự nhiên – trường hợp của các ngành dịch vụ công

     Một luận cứ vững chắc cho việc điểu tiết độc quyền là để ngăn chặn việc định giá của độc quyền tự nhiên. Độc quyền tự nhiênlà tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong ; quá trình sản xuất đã cho phép hãng có thể liên tục giảm chi ; phí sản xuất khi qui mô sản xuất mở rộng, do đó đã dẫn đếncách tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là chỉ thông qua mộthãng duy nhất.

     Hình thức tổ chức sản xuất này thường hay thấy trong các ngành dịch vụ công như điện, nước, đường sắt… Chẳng hạn, sẽ hết sức lãng phí nếu có hai hãng đường sắt cùng hoạt động trên cùng một tuyến, vì khi đó sẽ cần hai hệ thống đường ray. Tương tự như thế, hai công ty cấp nước với hai mạng lưới đường ống khác nhau cùng phục vụ cho một địa bàn dân cư là một sự bô” trí sản xuất phi lý. Khi đó, chính phủ có thể quyết định chỉ để một hãng cung cấp cho toàn bộthị trường.           


Đọc thêm tại: http://timhieukinhtecong.blogspot.com/2015/07/cac-giai-phap-can-thiep-cua-chinh-phu.html                    


Từ khóa tìm kiếm nhiều: hạn chế của nền kinh tế thị trường   
 
;