Hàng hoá khuyến dụng, phi khuyến dụng
Lý do thứ hai để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế có hiệu quả Pareto này sinh từ việc cá nhân có thể không hành động vì mục tiêu tốt nhất của mình. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, cá nhân nói chung đôi khi khá thiển cận, không nhận thức được đầy đủ lợi ích hoặc tác hại của việc tiêu dùng một hàng hoá hay dịch vụ nào đó, ngay kể cả khi họ có đầy đủ thông tin. Nhiều người đều biết đội mũ bảo hiểm khi đi XP máy sẽ giảm bớt nguy, cơ tử vong khi không may gặp tai nạn, nhưng không thiếu người vẫn tiếp tục lái xe đầu trần. Những hàng hoá hay dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng có lợi cho cá nhân và xã hội, những cá nhân không tự nguyện tiêu dùng, khiến chính phủ phải bắt buộc họ sử dụng gọi là hàng hoá khuyến dụng.
Tất nhiên, có thể đưa ra trường hợp đối ngược với hàng hoá khuyến dụng, mà có thể được gọi là hàng hoá phi khuyển dụng. Đó là trường hợp những hàng hoá hay dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng có hại cho cá nhân và xã hội, những cá nhân lại không tự nguyện từ bỏ, khiến chính phủ phải có biện pháp không khuyến khích hoặc ngăn cấm việc sử dụng những hàng hoá và dịch vụ đó. ở Việt Nam, rượu, thuốc lá là loại hàng hoá phi khuyến dụng mà chính phủ hạn chế sử dụng; còn cò bạc, ma tuý, vũ khí là những loại bị ngăn cấm.
Lý do thứ hai để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế có hiệu quả Pareto này sinh từ việc cá nhân có thể không hành động vì mục tiêu tốt nhất của mình. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, cá nhân nói chung đôi khi khá thiển cận, không nhận thức được đầy đủ lợi ích hoặc tác hại của việc tiêu dùng một hàng hoá hay dịch vụ nào đó, ngay kể cả khi họ có đầy đủ thông tin. Nhiều người đều biết đội mũ bảo hiểm khi đi XP máy sẽ giảm bớt nguy, cơ tử vong khi không may gặp tai nạn, nhưng không thiếu người vẫn tiếp tục lái xe đầu trần. Những hàng hoá hay dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng có lợi cho cá nhân và xã hội, những cá nhân không tự nguyện tiêu dùng, khiến chính phủ phải bắt buộc họ sử dụng gọi là hàng hoá khuyến dụng.
Tất nhiên, có thể đưa ra trường hợp đối ngược với hàng hoá khuyến dụng, mà có thể được gọi là hàng hoá phi khuyển dụng. Đó là trường hợp những hàng hoá hay dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng có hại cho cá nhân và xã hội, những cá nhân lại không tự nguyện từ bỏ, khiến chính phủ phải có biện pháp không khuyến khích hoặc ngăn cấm việc sử dụng những hàng hoá và dịch vụ đó. ở Việt Nam, rượu, thuốc lá là loại hàng hoá phi khuyến dụng mà chính phủ hạn chế sử dụng; còn cò bạc, ma tuý, vũ khí là những loại bị ngăn cấm.
Cơ sồ ủng hộ sự can thiệp của chính phủ trong trường hợp hàng hoá khuyến dụng bắt nguồn từ một chức năng được gọi là chức năng phụ quyền của chính phủ. Nhiều người cho rằng, vai trò của chính phủ ở đấy cũng giống như vai trò người cha trong gia đình. Khi người cha thấy con cái mình chỉ hành động vì lợi ích trước mắt, mà không nghĩ đến tương lai lâu dài, thì người cha phải can thiệp để điều chỉnh hành vi của con cái. Sự can thiệp này có thể chỉ ở mức độ giáo dục, giải thích, nhưng nếu cần thì có thể biến thành mệnh lệnh bắt buộc.
Mặc dù vai trò phụ quyền của chính phủ trong một số trường hợp tỏ ra hoạt động tốt như đối với thị trường được phẩm hay giáo dục, những việc lạm dụng chức năng này có thể khiến chính phủ trở thành độc đoán hoặc vi phạm thô bạo vào quyền tự do cá nhân. Vì thế, nhiều nhà kính tế cho rằng, cần giới hạn phạm vi thực hành vai trò phụ quyền của chính phủ