Trong những trường hợp mà giải pháp tư nhân không đủ hiệu lực để tạo ra một kết cục đạt hiệu quả, chính phủ sẽ phải can thiệp vào bằng nhiều cách.
Đánh thuế
Nguyên nhân khiến nhà máy sản xuất không hiệu quả là do giả cả các đầu vào mà nhà máy phải trả để sản xuấtđã không phản ánh đúng chi phí xã hội biên. Vì thế, một giải pháp rất tự nhiên được nhà kinh tế học người Anh A. c. Pigou đề nghị là đánh thuế ô nhiễm đối với nhà máy này. ThuếPigou là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra của hẫng gây ô nhiễm, sao cho nó đúng bằng chi phí ngoại ứng biên tại mức sản lượng tối ưu xã hội.
Tuy nhiên, cũng có những khó khăn nhất định trong việc đánh thuế Pigou. Thứ nhất, để có đựơc một kết cục hiệu quả đòi hỏi phải xác định chính xác thuế suất. Nhưng điều này không phải dễ dàng. Tuy vậy, người ta có thể sử dụng những cách đánh thuế gián tiếp vào những hàng hoá bổ sung đi kèm với hoạt động gây ô nhiễm.
Ví dụ: Nếu các phương tiện giao thông xả khí thải làm ô nhiễm môi trường thì thuế Pigou gợi ý rằng, cần đánh thuế vào chủ phương tiện theo độ dài quãng đườngmà họ đã đi và mức độ gây ô nhiễm của phương tiện giao thông, cả hai điều này đều rất khó thực hiện trong thực tế. Nhưng có thể dự kiến hợp lý rằng, quãng đường đi càng dài và phương tiện giao thông càng cũ kỹ thì mức độ tiêu thụ xăng dầu càng nhiều. Vì thế, có thể đánh thuế vào xăng dầu, coi đó là một thước đo gián tiếp cho mức độ gây ô nhiễm. Cách làm này tuy có thể chưa thực sự tạo ra mức sản lượng hiệu quả xã hội, nhưng chắc chắn đó là một sự cải tiến đáng kể từ tình trạng ban đầu.
Trợ cấp
Trong điều kiện số lượng người gây ô nhiễm là cố định thì có thể đạt được mức sản lượng hiệu quả bằng cách trả cho người gây ô nhiễm để họ giảm bớt mức độ gây ô nhiễm môi trường. Tuy mới đầu cách làm này có vẻ kỳ quặc, nhưng nó hoạt động tương tự như việc đánh thuế.
Giả sử chính phủ tuyên bố, với mỗi đơn vị sản lựợng mà nhà máy ngừng sản xuất thì chính phủ sẽ trợ cấp cho họ một khoản bằng AE. Khi đó, nhà máy sẽ phản ứng như thế nào? Đương nhiên nhà máy sẽ cân nhắc giữa lợi ích biên ròng mà mình nhận được khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng với mức trợ cấp được nhận nếu không sản xuất đơn vị đó. Nếu mức trợ cấp lớn hơn thì nhà máy nên ngừng sản xuất để nhận trợ cấp và ngược lại. Lưu ý rằng, lợi ích biên ròng của nhà máy chính là khoảng cách giữa hai đường MB và MPC.
Trái lại, với những đơn vị sản lượng từ Qo trở xuống thì lợi ích biên ròng lại lớn hơn nên chính sách trợ cấp không còn hấp dẫn đối với nhà máy nữa. Kết quả, nhà máy sẽ dừng sản xuất tại Q0. Tuy hai giải pháp này mang lại kết cục giống nhau, nhưng ý nghĩa phân phối của chúng lại hoàn toàn trái ngược nhau. Trong trường hợp đánh thuế, nhà máy là người phải trả tiền. Ngược lại, trong trường hợp trợ cấp, họ lại là người được nhận.