(1) Điều kiện hiệu quả sản xuất: Tỉ xuất thay thế kỹ thuật biên giữa 2 loại đầu vào bất kỳ của tất cả các hãng sản xuất phải như nhau.
(2) Điều kiện hiệu quả phân phối: Tỉ xuất thay thế biên giữa 2 loại hàng hoá bất kỳ của tất cả các cá nhân tiêu dùng phải như nhau.
(3) Điều kiện hiệu quả hỗn hợp: Tỉ suất chuyển đổi biên giữa 2 hàng hoá bất kỳ phải bằng tỉ suất thay thế biên giữa chúng của tất cả các cá nhân Điều kiện biên về hiệu quả.
Mặc dù điều kiện hiệu quả Pareto rất hữu ích trong lý thuyết kinh tế, nhưng các tiêu chi mà nó đưa ra lại quá nặng về kỹ thuật. Không phải lúc nàọ chúng ta cũng dễ dàng tính được các tỉ suất thay thế hay tỉ suất chuyển đổi của hàng hoá. Do đó, khả năng áp dụng điều kiện này trong thực tế rất hạn chế. Để khắc phục điều đó, các nhà kinh tế đưa ra một nguyên tắc đơn giản hơn tiêu chuẩn hiệu quả Pareto, đó là điều kiện biên về hiệu quả.
(2) Điều kiện hiệu quả phân phối: Tỉ xuất thay thế biên giữa 2 loại hàng hoá bất kỳ của tất cả các cá nhân tiêu dùng phải như nhau.
(3) Điều kiện hiệu quả hỗn hợp: Tỉ suất chuyển đổi biên giữa 2 hàng hoá bất kỳ phải bằng tỉ suất thay thế biên giữa chúng của tất cả các cá nhân Điều kiện biên về hiệu quả.
Mặc dù điều kiện hiệu quả Pareto rất hữu ích trong lý thuyết kinh tế, nhưng các tiêu chi mà nó đưa ra lại quá nặng về kỹ thuật. Không phải lúc nàọ chúng ta cũng dễ dàng tính được các tỉ suất thay thế hay tỉ suất chuyển đổi của hàng hoá. Do đó, khả năng áp dụng điều kiện này trong thực tế rất hạn chế. Để khắc phục điều đó, các nhà kinh tế đưa ra một nguyên tắc đơn giản hơn tiêu chuẩn hiệu quả Pareto, đó là điều kiện biên về hiệu quả.
Điều kiện cần thiết để có mức sản lượng hiệu quả về một hàng hoá nào đó trong một thời gian nhất định cổ thể dễ dàng suy ra từ tiêu chuẩn Pareto. Để xác định xem liệu các nguồn lực phân bổ cho việc sản xuất một hàng hoá nào đó đã hiệu quả hay chưa, người ta thường so sánh giữa lợi ích tận thu thêm khi sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá (hay còn gọi là lợi ích biên, ký hiệu là MB) với chi phí phát sinh thêm để sản xuất đơn vị hàng hoá đó (hay còn gọi là chi phí biên, ký hiệu là MC). Lợi ích biên này có thể được đo bằng lượng tiền tối đạt mà một người tiêu dùng sẵn sàng từ bỏ để có thêm đơn vị hàng hoá. Chẳng hạn, nếu một cá nhân sẵn sàng từ bỏ 2.000 đồng tiền mua hàng hoá khác để chuyển sang mua một ổ bánh mì mà không cảm thấy được lợi hơn hay bị thiệt đi thì lợi ích biên của ổ bánh mì là 2.000 đồng. Còn chi phí biên để sản xuất ổ bánh mì đó là số tiền tôi thiểu cần thiết để thù lao cho những người sò hữu yếu tố sản xuất mà không làm họ cảm thấy thiệt thòi. Nếu chi phí biên của ô bánh là 1.000 đồng thì có nghĩa là người chủ cốc yếu tố sản xuất (người lao động, chủ sỏ hữu máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu…) sẽ thấy được lợi hơn khi được trả hơn 1.000 đồng và sẽ thấy thiệt hơn khi được trả thấp hơn 1.000 đồng.
Điều kiện biên về hiệu quả nói rằng, nếu lợi ích biên để sản xuất một đơn vị hàng hoá lớn hơn chi phí biên thì đơn vị hàng hoá đó cần được sản xuất thêm. Trái lại, nếu lợi ích biên nhỏ hơn chi phí biên thì sản xuất đơn vị hàng hoá đó là sự lăng phí nguồn lực. Mức sản xuất hiệu quả nhất về hàng hoá này sẽ đạt khi lợi ích biên bằng chi phí biên:
MB = MC (1.1)
hay lợi ích biên ròng (hiệu số giữa MB và MC) bằng 0.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: công cụ kinh tế