Ngoại ứng tích cực

     Mặc dù bài này phân tích chủ yếu về ngoại ứng tiêu cực, điển hình nhất là hiện tượng gây ô nhiễm môi trường, nhưng cũng phải thấy rằng nhiều khi ảnh hưởnglan toả của một hoạt động lại có lợi chứ không phải gây thiệt hại cho người khác. Chẳng hạn, tiêm chủng phòng bệnh thường được coi là tạo ra ngoại ứng tích cực, vì ngoài việc những người được trực tiếp tiêm chủng sẽ giảm được nguy cơ bị nhiễm bệnh, cả những người không được tiêm chủng cũng được lợi vì khả năng lây lan sang họ sẽ giảm đi nếu số người nhiễm bệnh giảm. Do đó, lợi ích của việc tiêm chủng đã “vượt ra ngoài” những đối tượng được trực tiếp tiêm chủng. Trước khi chuyển sang vấn đề khác, chúng ta hãy lưót qua trường hợp ngoại ứng tích cực này.

     Cân bằng thị trường cạnh tranh diễn ra tại u, với Q! trường hợp tiêm chủng được thực hiện trong một năm vì tại đó đường lợi ích tư nhân biên (MPB) đốĩ với các cơ sở y tế bằng chi phí biên (MC). Tuy nhiên, như đã nói ở trên, hoạt động tiêm chủng mang lại lợi ích ngoại ứng biên cho cả những đối tượng không được tiêm chủng (MEB) và lợi ích này không được các cơ sở y tế tính đến. Nếu xét trên giác độ xã hội thì lợi ích biên xã hội (MSB) phải là MPB + MEB. Như vậy, mức tiêm chủng tối ưu xã hội là Qo đạt tại điểm V khi MSB = MC, chứ không phải qv.

     Tóm lại, khi xuất hiện ngoại ứng tích cực thì thị trườngluôn tạo ra một mức sản lượng thấp hơn mức tối ưu xã hội. Khi không có sự điều chỉnh của chính phủ, xã hội sẽ bị tổn thất một khoản phúc lợi. Vậy làm thế nào để có thể đẩy mức sản lượng của thị trường lên ngang bằng mức tối ưu xã hội?

Ngoại ứng tích cực

     Cách thông dụng nhất là tiến hành trợ cấp. Khoản trợ cấp này sẽ được trao cho người sản xuất để đưa đường MPB của họ lên thành đường MPB + s (s là mức trợ cấp, còn gọi là mức trợ cấp Pigou). Trợ cấp Pigou là mức trợ cấp trên mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra của hãng tạo ra ngoại ứng tích cực, sao cho nó đúng bằng lợi ích ngoại ứng biên tại mức sản lượng tối ưu xã hội. Khi đó, tổng sốtiền trợ cấp mà chính phủ phải chi ra trong trường hợp này là hình chữ nhật MVTN.

     Kết quả của chính sách trợ cấp này là làm mức giá mà người tiêu dùng thực sự phải trả cho dịch vụ tiêm chủng giảm, còn mức giá mà người sản xuất thực sự được nhận tăng so với mức giá cân bằng trướckhi có sự can thiệp. Nói cách khác, người tiêu dùng và người sản xuất sẽ chia nhau khoản trợ cấp của chính phủ.

     Trong thực tế, chính phủ đã nhiều lần tiến hành trợ cấpcho ngoại ứng tích cực bằng cách cung cấp những dịch vụ công cộng nhất định với mức giá thấp hơn chi phí biên để cung cấp dịch vụ đó. Chẳng hạn, nhiều công ty môi trường đô thị tiến hành thu nhặt rác thải thành phố, nhưng người dân chỉ phải trả một mức phí vệ sinh thấp hơn chi phí thực để vận hành hệ thống thu nhặt rác thải đó. Mức chênh lệch này sẽ được chính phủ bù lỗ – tức là một dạng trợ cấp nhằm giảm bớtsự tổn đọng của rác thải gây mát mỹ quan chung. Tuy nhiên, khi chính phủ dự định trợ cấp cho ngoại ứng tích cực, cần lưu ý một số điểm như sau:

Thứ nhất, dù bằng cách này hay bằng cách khác, trợ cấp cũng sẽ tạo thêm gánh nặng cho những người trả thuế. Vì thế, tiến hành trợ cấp sẽ tạo ra một sự phân phối lại từ người trả thuế sang ngườiđược nhận. Do đó, cần cân nhắc cả tác động về mặt hiệu quả cũng như công bằng xã hội.

Thứ hai, việc một hoạt động nào đó tạo ra lợi ích cho xã hội chưa đủ để đề nghị trợ cấp cho hoạt động đó. Trợ cấp chỉ có ý nghĩa khi thị trường không cho phép người tạo ra lợi ích này được thù lao đầy đủ cho những lợi ích mà họ tạo nên. Ví dụ, một bác sĩ phẫu thuật có thể cứu sống nhiều người nhưng hoạt động của anh ta lại không tạo ra ngoại ứng tích cực, chừng nào tiền lương của anh ta đã phản ánh đúng giá trị của sự phục vụ đó.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: hạn chế của nền kinh tế thị trường
 
;