Lợi thế của biện pháp phí xả thải so với biện pháp đánh thuế

     Thứ nhất, biện pháp đánh thuế đòi hỏi phải xác định chính xác thuế suất. Nhưng như đã nêu, điều này vấp phải nhiều khó khăn. Nếu việc thiếu thông tin buộc các nhà chính sách phải lựa chọn một tiêu chuẩn ô nhiễm nào đó một cách chủ quan thì hệ thông giấy phép xả thải có nhiều khả năng thành công hơn.

     Thứ hai, nếu các hãng đều có động cơ tối đa hoá lợi nhuận thì trong cơ chế giấy phép, họ sẽ phải tìm ra những công nghệ rẻ nhất để đạt tiêu chuẩn do chính phủ đề ra.

     Thứ ba, nếu có lạm phát thì hệ thống thuế đòi hỏi phải điều chỉnh liên tục để đảm bảo mức thuế phản ánh đúng giá trị thực của chi phí ngoại ứng biến. Còn trong cơ chế giấy phép xả thải mức phí xả thải sẽ tự động điều chỉnh theo lạm phát vì nó do sự cần bằng cung cầu về giấy phép trên thị trường tạo ra. Tất nhiên, một nguy cơ đối với hệ thống giấy phép là những hãng lớn có thể coi đây là một công cụ để chặn đứng mọi cơ hội xâm nhập thị trường của các hãng mới, bằng cách bỏ tiền ra mua hết các giấy phép xả thải. Nếu như vậy, tính chất cạnh tranh trên thị trường sẽ bị đe doạ.

 biện pháp đánh thuế

Kiểm soát trực tiếp bằng mức chuẩn thải

     Theo cách này, mỗi hãng gây ô nhiễm sẽ bị yêu cầu chỉ được gây ô nhiễm ở một mức nhất định, gọi là mức chuẩn thải, nếu không sẽ bị buộc đóng cửa. Cách làm này thường không có hiệu quả khi có nhiều hãng cùng gây ô nhiễm, nhưng mỗi hãng có khả năng giảm ô nhiễm với các chi phí khác nhau.

     Hình 2.7 mô tả hai hãng X và Y cùng xả khí thải gây ô nhiễm môi trường. Trục hoành thể hiện mức khí thải mà các hãng sản xuất sẽ thải vào môi trường. Đường BM là lợi ích biên của mỗi hãng khi gây ô nhiễm. (Vì gây ô nhiễm cũng đồng nghĩa với việc tiến hành sản xuất nên nó cũng mang lại lợi ích nhất định). Đồng thời, nó cũng cho biết lượng tiền tối đạt mà mỗi hãng sẵn sàng chỉ ra để được gây ô nhiễm. Rõ ràng, nếu được phép gây ô nhiễm tự do thì mỗi hãng sẽ xả thải ở mức tối đa, khi MSB = 0, tức là hãng X sẽ thảiở mức Qx tấn và hãng Yở mức Qy tấn một năm. Tuy nhiên, việc X chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường và chi phí của việc gây ô nhiễm đó là pđồng/tấn. (Để đơn giản, giả sử chi phí biên này không thay đổi theo sản lượng, tức là MC nằm ngang).

     Rõ ràng, mức xả thải tối ưu của hãng X là Qx tấn, của hãng Y là Qytấn một năm. Đây cũng chính là mức xả thải mà mỗi hãng sẽ thực hiện nếu sử dụng hệ thống phí xả thải với mức phí p đồng/tấn.

     Lưu ý rằng Qx>Qy vì lợi ích biên của việc xả thải đối với mọi đơn vị sản xuất của hãng X đều lớn hơn lợi ích biên của đơn vị sản xuất tương ứng của hãng Y. Lợi ích biên của việc xả thải có thể khác nhau giữa các hãng và giữa các vùng là do sự khác nhau trong chi phí giảm mức gây ô nhiễm hoặc trong giá dầu ra được các hãng sản xuất bằng các đều vào gây ô nhiễm.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

Biện pháp thu phí xả thải

     Vì thế, giải pháp này có vẻ đi ngược lại với quan điểm chung của xã hội là người gây tác hại cho xã hội phải bị trừng phạt (bội thường) chứ không phải được thưởng (trợ cấp). Hơn nữa, điều này có thể sẽ khuyến khích những nhà máy khác cũng đến hoạt động bên bờ hồ để được nhận trợcấp. Do đó, giải pháp này chỉ hữu hiệu khi nó được kết hợp với các biện pháp khác nhằm ngăn chặn nguy cơ xuất hiện những người gây ô nhiễm mới. Cuối cùng, để có tiền trợ cấp chính phủ sẽ buộc phải tăng thuế ở đâu đó trong nền kinh tế. Khi đó, thuế có thể gây ra tính phi hiệu quả ở những nơi khác trong nền kinh tế và không rõ những sự phi hiệu quả  thuế gây ra đó có nhỏ hơn sự phi hiệu quả của bản thân ngoại ứng này hay không. Tuy nhiên, giải pháp, này vẫn  đạt được áp dụng trong một số trương hợp thực tiễn. Chương trình định canh định cư để hạn chế nạn phá rừng là: một ví dụ.

      Hình thành thị trường về ô nhiễm. Như đã nêu ở trên, sự phi hiệu quả gắn với ngoại ứng tiêu cực là do thiếu một thị trường về những nguồn lực được sử dụng chung như hồ nước, không khí sạch… Điều này đã gợi ra một cách khắc phục ngoại ứng nữa của chính phủ – bán giấy phép gây ô nhiễm, hay còn gọi là giấy phép xả thải. Theo kế hoạch này, chính phủ sẽ bán giấy phép cho phép các nhà sản xuất được xả một lượng phế thải Z0 (tương đương với lượng phế thải khi sản xuấttại Qo). Các hãng sẽ tiến hành đầu giá để mua những giấy phép này và hãng nào trả giá cao nhất sẽ được nhận. Mức giá của những giấy phép này sẽ là mức giá cân bằng thị trường, sao cho lượng ô nhiễm sẽ đúng bằng mức mà chính phủ mong muốn. Mức giá cân bằng đối với các giấy phép xả thải được gọi là phí xả thải.

Biện pháp thu phí xả thải

      Những hãng nào không sẵn sàng trả mức giá p cho mỗi đơn vị ô nhiễm gây ra sẽ phải giảm sản lượng hoặc lựa chọn một công nghệ sản xuất “sạch” hơn.

      Tương tự, nếu chính phủ thay biện pháp đấu giá giấy phép xả thải bằng việc cấp không giấy phép xả thải cho các hãng, rồi cho phép các hãng được trao đổi, mua bán các giấyphép này với nhau thì kết quả tạo ra cũng hoàn toàn như nhau. Đường cung về giây phép vẫn thẳng đứng tại z và giá vẫn cân bằng ở p. Kết quả tạo ra không thay đổi vì với những hãng có biện pháp nào giảm ô nhiễm rẻ tiền hơn sẽ trị giá giấy phép xả thải này thấp hơn p, do đó họ sẵn sàng bán lại cho những hãng cần giấy phép này hơn. Tuy nhiên, ý nghĩa phân phối trong hai trường hợp này lại rất khác nhau. Với cơ chế đầu giá, chính phủ sẽ thu được tiền. Còn với cơ chế cho phép chuyển nhượng các giấy phép đã được cấp thì số tiền chuyển nhượng sẽ thuộc về những hãng nào may mắn được chính phủ cấp cho giấy phép.

      Nói tóm lại, biện pháp đánh thuế hay phí xả thải đều tạo ra kết cục hiệu quả như nhau, với điều kiện phải xác định chính xác từ đầu ai là người gây ô nhiễm và gây ô nhiễm với mức độ bao nhiệu. Theo một số nhà kinh tế, biện pháp phí xả thải có một số lợi thế hơn biện pháp đánh thuế. 



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế nhà nước

Cân bằng về HHCC thuần tuý

     Một câu hỏi trọng tâm về HHCC là nên cung cấp HHCC ở mức độ nào cho có hiệu quả. Muốn như vậy, trước hết cần xây dựng các đường cầu và cung về hàng hoá đó, rồi sau đó sẽ xác định điểm cân bằng. Đường cầu tổng hợp về HHCC cũng được xây dựng bằng cách tổng hợp từ các đường cầu cá nhân về hàng hoá đó. Vì thế,chúng ta sẽ xuất phát từ việc xem xét các đườngcầu cá nhân về HHCC.

     Xác định đường cầu cá nhân về HHCC. Xét một cá nhân có tổng ngân sách I được sử dụng để tiêu dùng hai loại hàng hoá là thực phẩm (X) và pháo hoa (G). Trong hai hàng hoá này, X là HHCN mà cá nhân đó có thể mua tại mức giá thị trường. Còn G là HHCC mà cá nhân sẽ tiêu dùng chung với những người khác. Tuy nhiên, các cá nhân không mua HHCC, mà họ sẽ góp tiền chung với nhau để lượng HHCC đó có thể được cung cấp. Mức thuế mà mỗi cá nhân phải trả thêm cho mỗi đơn vị HHCC tăng thêm được gọi là giá thuế của từng cá nhân. Trong phần này, chúng ta giả định rằng chính phủ có thể buộc cá nhấn phải trả các giá thuế khác nhau, đúng bằng lợi ích biên mà họ nhận được từ HHCC.

Cân bằng về HHCC thuần tuý

     Tóm lại, điều kiện để đạt mức cung cấp hiệu quả HHCC thuần tuý là tổng tỉ suất thay thế  của các cá nhân phải bẳng tỉ suất chuyển đổi biên. Vì mọi người đều sử dụng một mức HHCC thuần tuý như nhau nên để cung cấp chúng một cách hiệu quả, yêu cầu tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị HHCC cuối cùng phải bằng chi phí tăng thêm đối với xã hội để cung cấp chúng.

     Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nếu như trong thị trường HHCN, mức sản lượng tại điểm cần bằng chắc chắn sẽ được thị trường cạnh tranh cung cấp thì đối với HHCC, điểm cân bằng này lại không chắc chắn thể hiện mức sản lượng HHCC được chính phủ cung cấp. Nó chỉ nói lên rằng, nếu cung cấp tại đó sẽ hiệu quả nhất. Việc sản xuất bao nhiệu HHCC còn phụ thuộc vào các quá trình lựa chọn tập thể, mà quá trình đó không phải lúc nào cũng đưa ra được một kết cục hiệu quả.


Khái niệm và thuộc tính của hàng hóa công cộng

     Trong phần trên, chúng ta đã thấy thị trường thất bại như thế nào trong việc cung ứng các hàng hoá hoặc dịch vụ tạo ra ngoại ứng. Rất nhiều hàng hoá và dịch vụ do chính phủ cung cấp, như quốc phòng, sẽ tạo ra ngoại ứng tích cực, một khi nó đã được cung cấp. Phần này sẽ bàn kỹ hơn về những hàng hoá tạo ra ngoại ứng tích cực đó, mà kinh tế học công cộng gọi đó là hàng hoá công cộng (HHCC).

Khái niệm chung về HHCC

     Những hàng hoá và dịch vụ được sản xuất và cung cấptrong xã hội có thể được chia làm hai loại chính là HHCC và  HHCN. Hàng hoá công cộng là những loại hàng hoá mà việc một cá nhân này được hưởng thụ lợi ích do hàng hoá đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó. Điều này giúp phân biệt HHCC với HHCN là những loại hàng hoá khi một người đã tiêu dùng rồi thì người khác không thể tiêu dùng được nữa.

Thuộc tính cơ bản của HHCC

 thuộc tính của hàng hóa công cộng

HHCC có hai thuộc tính:

Thứ nhất, HHCC không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng.

     Nói như vậy có nghĩa là, khi có thêm một người sử dụng HHCC sẽ không làm giảm lợi ích tiêu dùng của những người tiêu dùng hiện có. Chẳng hạn, các chương trình truyền thanh và truyền hình không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Chúng có thể được rất nhiều người cùng theo dõi một lúc. Việc có thêm ai đó mở hoặc tắt đài hoặc vô tuyến không ảnh hưởng đến mức độ tiêu dùng của người khác. Tương tự như vậy, an ninh quốc gia do quốc phòng mang lại cũng không có tính cạnh tranh.,Khi dân số của một quốc gia tăng lên thì không vì thế mà mức độ an ninh mà mỗi người dân được hưởngtừ quốc phòng bị giảm xuống.

     Việc định giá đối với những hàng hoá không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng là điều vô nghĩa vì suy cho cùng, việc có thêm một cá nhân tiêu dùng những hàng hoá này không ảnh hưởng gì đến việc tiêu dùng của những người khác. Nói cách khác, chi phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng HHCClàbằng 0.

Thuộc tính thứ hai của HHCC là không có tính loai trừ trong tiêu dùng

     Có nghĩa là không thể loại trừ hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân từ chối khôngchịu trả tiền cho việc tiêu dùng của mình. Chẳng hạn, không ai có thể ngăn cản những người không chịu trả thuế để duy trì bộ máy quốc phòng khỏi việc hưởng thụ an ninh do quốc phòng mang lại. Thậm chí có tông họ vào tù thì họ vẫn được hưởngnhững lợi ích của quốc phòng. Tương tự, khi các chương trình truyền thanh đã phát sóng thì bất kể ai có phương tiện thu thanh đều có thể thưởng thức các chương trình này, cho dù họ không trả một đồng nào cho đài phát thanh.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh te cong

Ngoại ứng tích cực

     Mặc dù bài này phân tích chủ yếu về ngoại ứng tiêu cực, điển hình nhất là hiện tượng gây ô nhiễm môi trường, nhưng cũng phải thấy rằng nhiều khi ảnh hưởnglan toả của một hoạt động lại có lợi chứ không phải gây thiệt hại cho người khác. Chẳng hạn, tiêm chủng phòng bệnh thường được coi là tạo ra ngoại ứng tích cực, vì ngoài việc những người được trực tiếp tiêm chủng sẽ giảm được nguy cơ bị nhiễm bệnh, cả những người không được tiêm chủng cũng được lợi vì khả năng lây lan sang họ sẽ giảm đi nếu số người nhiễm bệnh giảm. Do đó, lợi ích của việc tiêm chủng đã “vượt ra ngoài” những đối tượng được trực tiếp tiêm chủng. Trước khi chuyển sang vấn đề khác, chúng ta hãy lưót qua trường hợp ngoại ứng tích cực này.

     Cân bằng thị trường cạnh tranh diễn ra tại u, với Q! trường hợp tiêm chủng được thực hiện trong một năm vì tại đó đường lợi ích tư nhân biên (MPB) đốĩ với các cơ sở y tế bằng chi phí biên (MC). Tuy nhiên, như đã nói ở trên, hoạt động tiêm chủng mang lại lợi ích ngoại ứng biên cho cả những đối tượng không được tiêm chủng (MEB) và lợi ích này không được các cơ sở y tế tính đến. Nếu xét trên giác độ xã hội thì lợi ích biên xã hội (MSB) phải là MPB + MEB. Như vậy, mức tiêm chủng tối ưu xã hội là Qo đạt tại điểm V khi MSB = MC, chứ không phải qv.

     Tóm lại, khi xuất hiện ngoại ứng tích cực thì thị trườngluôn tạo ra một mức sản lượng thấp hơn mức tối ưu xã hội. Khi không có sự điều chỉnh của chính phủ, xã hội sẽ bị tổn thất một khoản phúc lợi. Vậy làm thế nào để có thể đẩy mức sản lượng của thị trường lên ngang bằng mức tối ưu xã hội?

Ngoại ứng tích cực

     Cách thông dụng nhất là tiến hành trợ cấp. Khoản trợ cấp này sẽ được trao cho người sản xuất để đưa đường MPB của họ lên thành đường MPB + s (s là mức trợ cấp, còn gọi là mức trợ cấp Pigou). Trợ cấp Pigou là mức trợ cấp trên mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra của hãng tạo ra ngoại ứng tích cực, sao cho nó đúng bằng lợi ích ngoại ứng biên tại mức sản lượng tối ưu xã hội. Khi đó, tổng sốtiền trợ cấp mà chính phủ phải chi ra trong trường hợp này là hình chữ nhật MVTN.

     Kết quả của chính sách trợ cấp này là làm mức giá mà người tiêu dùng thực sự phải trả cho dịch vụ tiêm chủng giảm, còn mức giá mà người sản xuất thực sự được nhận tăng so với mức giá cân bằng trướckhi có sự can thiệp. Nói cách khác, người tiêu dùng và người sản xuất sẽ chia nhau khoản trợ cấp của chính phủ.

     Trong thực tế, chính phủ đã nhiều lần tiến hành trợ cấpcho ngoại ứng tích cực bằng cách cung cấp những dịch vụ công cộng nhất định với mức giá thấp hơn chi phí biên để cung cấp dịch vụ đó. Chẳng hạn, nhiều công ty môi trường đô thị tiến hành thu nhặt rác thải thành phố, nhưng người dân chỉ phải trả một mức phí vệ sinh thấp hơn chi phí thực để vận hành hệ thống thu nhặt rác thải đó. Mức chênh lệch này sẽ được chính phủ bù lỗ – tức là một dạng trợ cấp nhằm giảm bớtsự tổn đọng của rác thải gây mát mỹ quan chung. Tuy nhiên, khi chính phủ dự định trợ cấp cho ngoại ứng tích cực, cần lưu ý một số điểm như sau:

Thứ nhất, dù bằng cách này hay bằng cách khác, trợ cấp cũng sẽ tạo thêm gánh nặng cho những người trả thuế. Vì thế, tiến hành trợ cấp sẽ tạo ra một sự phân phối lại từ người trả thuế sang ngườiđược nhận. Do đó, cần cân nhắc cả tác động về mặt hiệu quả cũng như công bằng xã hội.

Thứ hai, việc một hoạt động nào đó tạo ra lợi ích cho xã hội chưa đủ để đề nghị trợ cấp cho hoạt động đó. Trợ cấp chỉ có ý nghĩa khi thị trường không cho phép người tạo ra lợi ích này được thù lao đầy đủ cho những lợi ích mà họ tạo nên. Ví dụ, một bác sĩ phẫu thuật có thể cứu sống nhiều người nhưng hoạt động của anh ta lại không tạo ra ngoại ứng tích cực, chừng nào tiền lương của anh ta đã phản ánh đúng giá trị của sự phục vụ đó.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: hạn chế của nền kinh tế thị trường

Phân loại hàng hóa công cộng

HHCC thuần tuý và HHCN thuần tuý

     Trên đây đã giới thiệu hai thuộc tính cơ bản của HHCC là không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ trong tiêu dùng. HHCC nào mang đầy đủ hai thuộc tính nêu trên là HHCC thuần túy. Một lượng HHCC nhất định, một khi đã được cung cấp cho một cá nhân thì lập tức nó có thể được tiêu dùng bởi tất cả các cá nhân khác trong cộng đồng. Thuộc về loại này gồm có quốc phòng, chương trình phát thanh hay đèn hải đăng v.v…

     Ngược lại, HHCN thuần tuý lại là những thứ hàng hoá mà sau khi đã để người sản xuất nhận lại đầy đủ chi phí cơ hội sản xuất của mình, thì nó chỉ tạo ra lợi ích cho người nào đã mua nó mà không cho bất kỳ ai khác. Nói cách khác, HHCN thuần tuý vừa có tính cạnh tranh trong tiêu dùng, vừa dễ dàng loại trừ tất cả những ai không sẵn sàng thanh toán theo mức giá thị trường.

    Vì HHCC thuần tuý không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng nên với một lượng HHCC thuần tuý nhất định, chi phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng bằng 0.

    Giả sử chi phí biên để cung cấp một ngọn đèn hải đăng là p đồng. Như vậy, một khi ngọn đèn này đã được xây dựng và bật sáng thì chi phí để phục vụ cho một hay nhiều con tàu đi lại trên vùng biển đó đều như nhau.

    Tuy vậy, cần tránh lẫn lộn giữa chi phí biên để phục vụ thêm người tiêu dùngvớichi phí biên để sản xuất thêm một đơn vị HHCC. Chi phí biên để sản xuất HHCC vẫn lớnhơn 0, giống như mọi hàng hoá khác, vì việc sản xuất thêm HHCC đòi hỏi tốn thêm nguồn lực xã hội.

phân loại hàng hóa công cộng

HHCC thuần tuý và không thuần tuý

    Trong thực tế, có rất ít HHCC thoả mãn một cách chặt chẽ cả hai thuộc tính nói trên, tức là có rất ít những loại HHCC được coi là thuần tuý. Đạt số các HHCC được cung cấp chỉ có một trong hai thuộc tính nói trên và có ở những mức độ khác nhau. Những HHCC đó được gọi- là HHCC không thuấn tuý. Chúng được coi là những trường hợp trung gian, nằm giữa hai thái cực là HHCC thuần tuý và HHCN thuầntuý. Tuỳ theo mức độ tạo ra ngoại ứng trong sản xuất hoặc tiêu dùng hàng hoá và tuỳ theo khả năng có thể thiết lập được một cơ chế để mua bán quyền sử dụng những hàng hoá này mà HHCC không thuần túy có thể được chia làm hai loại:

    HHCC có thể tắc nghẽn là những hàng hoá mà khi có thêm nhiều người cùng sử dụng chúng thì có thể gây ra ùn tắc hay tắc nghén khiến lợi ích của những người tiêu dùng trước đó bị giảm sút. Chi phí biên để phục vụ cho những ngườitiêu dùng tăng thêm sau một giới hạn nhất định này không còn bằng 0 nữa mà bắt đầu tăng dần.

    Nhưng rõ ràng chúng có tính cạnh tranh vì càng có thêm nhiều người đi vào các tuyến đường đó càng làm tốc độ lưu thông giảm, tăng nguy cơ tai nạn, tăng mức tiêu hao nhiên liệu và ô nhiễm… Tất cả những điều đó đều làm giảm lợi ích của người đang tham gia giao thông.

    HHCC có thể loại trừ bằng giáhay gọi tắt là HHCC có thể loại trừ, là những thứ hàng hoá mà lợi ích do chúng tạo ra có thể định giá.Việc đi lại qua cầu có thể loại trừ bằng giá, bằng cách đặt các trạm thu phíở hai đầu cầu. Các câu lạc bộ tư nhân thường chỉ cung cấp các dịch vụ cho một nhóm nhỏ các hội viên. Thẻ hội viên của các câu lạc bộ này có thể được trao đổi trên thị trường. Bằng cách tham gia câu lạc bộ và trả hội phí, các hội viên cùng chia nhau gánh chịu chi phí duy trì các dịch vụ và trang thiết bị của câu lạc bộ mà họ đạtng cùng sử dụng. Mức phí và số hội viên ta đạt sẽ được quyết định bởi các hội viên hiện tại để tránh khả năng tắc nghẽn.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước

Các giải pháp của chính phủ sau giải pháp tư nhân

     Trong những trường hợp mà giải pháp tư nhân không đủ hiệu lực để tạo ra một kết cục đạt hiệu quả, chính phủ sẽ phải can thiệp vào bằng nhiều cách.

Đánh thuế

     Nguyên nhân khiến nhà máy sản xuất không hiệu quả là do giả cả các đầu vào mà nhà máy phải trả để sản xuấtđã không phản ánh đúng chi phí xã hội biên. Vì thế, một giải pháp rất tự nhiên được nhà kinh tế học người Anh A. c. Pigou đề nghị là đánh thuế ô nhiễm đối với nhà máy này. ThuếPigou là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra của hẫng gây ô nhiễm, sao cho nó đúng bằng chi phí ngoại ứng biên tại mức sản lượng tối ưu xã hội.

     Tuy nhiên, cũng có những khó khăn nhất định trong việc đánh thuế Pigou. Thứ nhất, để có đựơc một kết cục hiệu quả đòi hỏi phải xác định chính xác thuế suất. Nhưng điều này không phải dễ dàng. Tuy vậy, người ta có thể sử dụng những cách đánh thuế gián tiếp vào những hàng hoá bổ sung đi kèm với hoạt động gây ô nhiễm.

     Ví dụ: Nếu các phương tiện giao thông xả khí thải làm ô nhiễm môi trường thì thuế Pigou gợi ý rằng, cần đánh thuế vào chủ phương tiện theo độ dài quãng đườngmà họ đã đi và mức độ gây ô nhiễm của phương tiện giao thông, cả hai điều này đều rất khó thực hiện trong thực tế. Nhưng có thể dự kiến hợp lý rằng, quãng đường đi càng dài và phương tiện giao thông càng cũ kỹ thì mức độ tiêu thụ xăng dầu càng nhiều. Vì thế, có thể đánh thuế vào xăng dầu, coi đó là một thước đo gián tiếp cho mức độ gây ô nhiễm. Cách làm này tuy có thể chưa thực sự tạo ra mức sản lượng hiệu quả xã hội, nhưng chắc chắn đó là một sự cải tiến đáng kể từ tình trạng ban đầu.

giải pháp tư nhân

Trợ cấp

     Trong điều kiện số lượng người gây ô nhiễm là cố định thì có thể đạt được mức sản lượng hiệu quả bằng cách trả cho người gây ô nhiễm để họ giảm bớt mức độ gây ô nhiễm môi trường. Tuy mới đầu cách làm này có vẻ kỳ quặc, nhưng nó hoạt động tương tự như việc đánh thuế.

     Giả sử chính phủ tuyên bố, với mỗi đơn vị sản lựợng mà nhà máy ngừng sản xuất thì chính phủ sẽ trợ cấp cho họ một khoản bằng AE. Khi đó, nhà máy sẽ phản ứng như thế nào? Đương nhiên nhà máy sẽ cân nhắc giữa lợi ích biên ròng mà mình nhận được khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng với mức trợ cấp được nhận nếu không sản xuất đơn vị đó. Nếu mức trợ cấp lớn hơn thì nhà máy nên ngừng sản xuất để nhận trợ cấp và ngược lại. Lưu ý rằng, lợi ích biên ròng của nhà máy chính là khoảng cách giữa hai đường MB và MPC.

     Trái lại, với những đơn vị sản lượng từ Qo trở xuống thì lợi ích biên ròng lại lớn hơn nên chính sách trợ cấp không còn hấp dẫn đối với nhà máy nữa. Kết quả, nhà máy sẽ dừng sản xuất tại Q0. Tuy hai giải pháp này mang lại kết cục giống nhau, nhưng ý nghĩa phân phối của chúng lại hoàn toàn trái ngược nhau. Trong trường hợp đánh thuế, nhà máy là người phải trả tiền. Ngược lại, trong trường hợp trợ cấp, họ lại là người được nhận.


Cách nhanh chóng giải quyết vấn đề “Nội hóa”

Sáp nhập.

      Một cách để giải quyết vấn đề là “nội hoá” ngoại ứng bằng cách sáp nhập các bên có liên quan lại vớinhau. Trong ví dụ trên, nếu nhà máy và HTX liên kết lại với nhau trong một công ty chung thì lợi nhuận của liên doanh này sẽ cao hơn tổng mức lợi nhuận đơn lẻ của từng bên khi họ chưa liên kết. 

    Khi đó, liên doanh sẽ phải cân nhắc lợi ích của cả hai hoạt động và dừng lại ở mức sản lượng tối ưu xã hội, vì đó cũng là điểm mà lợi nhuận của liên doanh là lớn nhất. Thật vậy, khi giảm sản lượng của nhà máy từ Qj xuống Qo, tuy lợi nhuận của chi nhánh sản xuất công nghiệp giảm, nhưng lợi nhuận của chi nhánh đánh cá lại tăng nhanh hơn (cách lập luận tương tự như sự đẩnh đổi giữa tam giác ABE lấy hình thang abQo là phần trên). Do đó, tổng lợi nhuậncủa liên doanh sẽ tăng, về một mặt nào đó, sáp nhập cũng chính là một hình thức áp dụng định lý Coase, vì thế nó cũng chịu những hạn chế như giải pháp trao quyền sở hữu tài sản.

giải quyết vấn đề “Nội hóa”

Dùng dư luận xã hội.

     Tuy vậy, không phải lúc nào việc sáp nhập cũng có thể diễn ra suôn sẻ, nhất là khi ngoại ứng có ảnh hưởng đến rất đông đốitượng (như cộng đồng dân cư chẳng hạn), chứ không chỉ là một HTX như trên. Khi đó, người ta có thể sử dụng dư luận hoặc tập tục, lề thói xã hội làm một công cụ để buộc cá nhân phải lưu tâm đến ngoại ứng mà mình gây ra. Ví dụ, trẻ em được giáo dục là không gây mất vệ sinh nơi công cộng, không chặt cây bẻ cành. Vớicác doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm, các tổ chức bảo vệ môi trường có thể dùng sức ép dư luận để buộc các doanh nghiệp này phải chú trọng đến việc sử dụng công nghệ “sạch” như bằng cách vận động người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm gây ô nhiễm. Ngày nay, biện pháp này đã tỏ ra khá hữu hiệu, góp phần cải thiện môi trường sinh thái.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: công cụ kinh tế

Quy định quyền sở hữu tài sản của tư nhân

     Tư nhân cũng có thể tự hành động để khắc phục tác động của ngoại ứng tiêu cực. Giải pháp điển hình nhất là trao quyền sở hữu tài sản cho một trong các bên tham gia thị trường. Điều đó xuất phát từ định lý nổi tiếng Coase do nhà kinh tế học người Mỹ Ronald Coase đề xuất.


     Quy định quyền sở hữu tài sản.Coase cho rằng sự xuất hiện ngoại ứng bắt nguồn từ việc thiếu một qui định rõ ràng về quyền sở hữu đối vớicác nguồn lực được các bên sử dụng chung. Định lý Coasephát biểu rằng, nếu chi phí đàm phán là không đáng kể thì có thể đưa ra được một giải pháp hiệu quả đối với ngoại ứng bằng cách trao quyền sở hữu đối với các nguồn lực được sử dụng chung cho một bên nào đó.

     Kết quả này không phụ thuộc vào việc bên nào trong số các bên liên quan đến ngoại ứng được trao quyền sở hữu. Để thấy rõ định lý này hoạt động như thế nào, hãy quay lại với ví dụ về nhà máy và HTX đánh cá nói trên.

quyền sở hữu tài sản của tư nhân

     Theo Coase, cái hồ là nguồn lực chung của nhà máy và HTX đánh cá. Vì việc sử dụng cái hồ này không gây thêm chi phí cho bên nào nên cả hai bên đều cố gắng tận dụng tối đạt cái hồ vì lợi ích riêng của mình. Chính điều đó đã dẫn đến tình trạng sử dụng quá mức nguồn lực này. Nếu cái hồ đó thuộc quyền sở hữu của một trong hai bên thì lập tức hiện tượng ngoại ứng sẽ biến mất thông qua quá trình đàm phán giữa hai bên.

     Trước tiên, giả sử quyền sở hữu cái hồ được trao cho nhà máy. Nhà máy sẽ sẵn sàng không sản xuất thêm hàng hoá nếu HTX đánh cá đền bù cho họ một lượng tiền không thấp hơn lợi ích ròng mà họ nhận được từ việc, tiếp tục sản xuất, tức là MB – MPC. Còn HTX sẵn sàng đền bù nếu sốtiền mà HTX phải bỏ ra đền bù không lớn hơn mức thiệt hại mà họ phải gánh chịu từ việc sản xuất của nhà máy (hay MEC). Như vậy, giao dịch đền bù giữa hai bên sẽ thực hiện được tại các đơn vị sản lượng nào đó thoả mãn điều kiện:

      MEC tại i Mức đền bù è MB – MPC tại j

     Bắt đầu từ mức sản lượng Q! điều kiện này được thoả mãn với tất cả các mức sản lượng j nằm trong khoảng từ Q! đến Q0. Do đó, nhà máy sẵn sàng cắt giảm sản lượng trong khoảng Q!Qo- Quá trình đàm phán đề bù giữa hai bên sẽ dừng lại đúng tại mức sản lượng Qo và đó cũng chính là mức sản lượng tối ưu xã hội.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh te nha nuoc

Sự phi hiệu quả của ngoại ứng tiêu cực

     Hãy xét kỹ hơn ví dụ về nhà máy gây ô nhiễm nêu trên. Giả sử nhà máy và một hợp tác xã (HTX) đánh cá đang sử dụng chung một cái hồ. Nhà máy dùng chiếc hồ làm nơi xả thải. Nhưng việc có nhiều chất thải được thải xuống hồ lại làm chết cá, gây ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt thuỷ sản của HTX.

     Nhưng vì hoạt động của nhà máy gây ra ngoại ứng tiêu cực cho HTX đánh cá nên đi kèm với đường MPC này còn có một đường MEC (chi phí ngoại ứng biên) nữa cho biết tổng thiệt hại mà HTX phải gánh chịu khi nhà máy sản xuất thêm một đơn vị sản lượng. Mức thiệt hại này được giả định tăng dần khi sản xuất của nhà máy mở rộng. Vì thế, đường MEC có chiều đi lên giông như dường MPC (Lưu ý: Đường MEC không nhất thiết lúc nào cũng phải song song với MPC).

     Đứng trên quan điểm xã hội, đường chi phí biên đốivới xã hội (MSC) sẽ gồm cả hai bộ phận cấu thành: thứ nhất là chi phí mua sắm đầu vào của nhà máy mà giá trị của chúng được phản ánh trên đường MPC; thứ hai là chi phí thiệt hại mà HTX phải gánh chịu được thể hiện bằng đường MEC. Vì thế, MSC sẽ bằng MPC cộng với MEC.

ngoại ứng tiêu cực

     Nếu nhà máy là người tối đa hoá lợi nhuận thì họ sẽ sản xuất hiệu quả nhất tại điểm MB = MC. Nhưng vì MC mà nhà máy quan tâm là MPC nên họ sẽ sản xuất tại điểm B, tại đó MB = MPC. Điểm này còn gọi là mức sản lượng tối ưu thị trường. Trái lại, cũng theo nguyên tắc biên về hiệu quả, nhưng vì quan tâm đến chi phí của cả xã hội nên mức sản lượng tối ưu theo quan điểm xã hội phải đặt tại A, khi MB = MSC. Như vậy, nhà máy gây ngoại ứng tiêu cực đã sản xuất quá nhiều so với mức tối ưu xã hội.

      Nếu chính phủ không có biện pháp buộc nhà máy cắt giảm sản lượng thì thiệt hại gây ra cho xã hội sẽ là bao nhiêu? Có thể thấy ngay tổng tổn thất phúc lợi ròng của xã hội là tam giác ABC. Điều này được phân tích như sau:

     Vì lợi ích ròng (hay lợi nhuận) mà nhà máy thu được khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng là khoảng cách dọc giữa đường MB và MPC nên tổng lợi nhuận tăng thêm khi nhà máy duy trì mức sản lượng từ Qo đến Qi là tam giác ABE. Trong khi đó, HTX sẽ bị thiệt do ô nhiễm nhà máy thải ra. Với mỗi đơn vị sản lượng do nhà máy sản xuất. HTX sẽ chịu thiệt một khoản bằng MEC. Vì thế, khi sản lượng tăng từ Qo đến Qi thì tổng thiệt hại gây ra cho HTX sẽ là hình. Vì hình thang này có diện tích đúng bằng hình thang ACBE nên sau khi bù đắp phần lợi nhuận tăng thêm của nhà máy, xã hội vẫn bị thiệt tam giác ABC. Nếu xã hội có thể buộc nhà máy cắt giảm sản lượng từ Qx xuống Q0 thì sẽ tiết kiệm được khoản tổn thất phúc lợi xã hội (PLXH) nói trên.

     Cũng từ phân tích trên có thể thấy rằng, mức sản lượng hiệu quả xã hội không có nghĩa là một mức sản lượng không gây ô nhiễm, bởi lẽ yêu cầu như vậy cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt sản xuất. Cái mà xã hội yêu cầu là phải tìm ra một mức ô nhiễm chấp nhận được, theo nghĩa lợi ích của sản xuất mang lại phải đủ bù đắp những chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi tiến hành sản xuất, trong đó tính đến cả chi phí do ô nhiễm.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế nhà nước

Tác dụng của định lý Coase

     Bây giờ, lại giả sử cáihồ thuộc quyền sở hữu của HTXđánh cá. Đến đây, người phải đền bù là nhà máy và bên được đền bù là HTX đánh cá. Nhà máy sẽ sẵn sàng đền bù cho HTX để HTX cho phép họ được xả thải xuống hồ, chừng nào mức đền bù ấy không lón hơn lợi ích ròng do sản xuất (MB – MPC). Còn HTX sẵn sàng chấp nhận đền bù nếu mức đền bù không nhỏ hơn thiệt hại mà họ phải chịu từ hoạt động sản xuất của nhà máy (MEC). Và kết quả của sự đàm phán lần này cũng sẽ diễn ra tương tự như khi cái hồ thuộc sở hữu của nhà máy.

     Bắt đầu từ mức sản lượng của nhà máy bằng 0, HTX sẽ cho phép nhà máy xả thải cho đến mức thải tương đương vớisản lượng Qo thì dừng lại, vì vượt qua đó, bất đẳng thức (2.2) sẽ không còn được thoả mãn nữa. Và quá trình đàm phán giữa hai bên cũng kéo dài từ 0 đến Qo, tức là mức sản lượng tôi ưu xã hội.

    Từ sự phân tích này, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

     Thứ nhất, nếu biện pháp này thành công thì ngoại ứng có thể giải quyết được thông qua một sự đàm phán tư nhân. Cái mà chính phủ phải làm ở đây chỉ là quyết định trao quyền sở hữu các nguồn lực chung cho một bên nhất định. Mặc dù kết quả không phụ thuộc vào việc bên nào được nhận quyền sở hữu, nhưng ý nghĩa phân phối của quyết định trao quyền sở hữu lại rất khác nhau. Bên nào được chính phủ cho sở hữu thì lợi ích của bên đó sẽ tăng thêm qua quá trình đền bù.

Tác dụng của định lý Coase

     Thứ hai, định lý Coase chỉ có thể thực hiện được nếu chi phí đàm phán không đáng kể. Còn những trường hợp như ô nhiễm không khí thì tác động ngoại ứng của nó liên quan đến hàng triệu người, kể cả bên gây ô nhiễm và bên chịu ô nhiễm. Khi đó, sẽ không thực tế nếu hy vọng rằng họ có thể ngồi lại với nhau để đàm phán.

     Thứ ba, định lý này cũng ngầm định là chủ sở hữu nguồn lực có thể xác định được nguyên nhân gây thiệt hại cho tài sản của họ và có thể ngăn chặn điều đó bằng luật pháp. Với ví dụ về ô nhiễm không khí nói trên, ngay cả khi có trao quyền sỏ hữu không khí sạch cho ai đó (!) thì chủ sở hữu cũng không thể biết được ai trong số  hàng vạn nhà máy đang hoạt động phải chịu trách nhiệm về việc gây ô nhiễm không khí và nếu có thì mức độ như thế nấo.

     Vì vậy, định lý Coase chỉ phù hợp với những ngoại ứng nhỏ, có liên quan đến một số ít đối tượng và nguyên nhân gây ra ngoại ứng có thể xác định dễ dàng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế công

Khái niệm và đặc điểm của ngoại ứng

     Một trường hợp phi hiệu quả khác của thị trường đòi hỏi có sự can thiệp của chính phủ là các ngoại ứng. Khi hành động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng) có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng những ảnh hưởng đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là các ngoai ứng. Ngoại ứng có thể là ngoại ứng tiêu cực hoặc tích cực.

     Ngoại ứng tiêu cực là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba (ngoài người mua và người bán trên thị trường) nhưng chi phí đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường. Ví dụ truyền thống về ngoại ứng tiêu cực là các trường hợp gây ô nhiễm môi trường. Khi một nhà máy trong quá trình hoạt động xả chất thải xuống một chiếc hồ, nó sẽ gây tổn hại đến sức khoẻ cho người dân vùng hồ và giảm lợi nhuận thu được từ hoạt động đánh cá trên hồ, nhưng nhà máy lại không phải đến bù cho những thiệt hại mà mình gây ra, vì thế khi tính toán chi phí, họ không đưa những tổn hại này vào giá thành của sản phẩm.

     Ngoại ứng tích cực là những lợi ích mang lại cho bên thứ ba (không phải là người mua và người bán) và lợi ích đó cũng không được phản ánh vào giá bán. Ví dụ, sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin không chỉ mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các công ty máy tính và sự tiện lợi cho người sử dụng, mà nó còn góp phần cải tiến năng suất lao động hoặc tạo ra những cuộc cách mạng trong mọi mặt đời sống của nhân dân.

Ngoại ứng


Ngoại ứng, dù tích cực hay tiêu cực, đều có chung những đặc điểm sau;
  • Chúng có thể do cả hoạt động sản xuất lẫn tiêu dùng gây ra. Một nhà máy gây ô nhiễm là ngoài phản ứng tiêu cực do sẩn xuât. Một cá nhân hút thuốc là làm nguy hiểm đến sức khoẻ những người ngồi xung quánh là ngoại ứng tiêu cực đo tiêu dùng.

  • Trong ngoại ứng, việc ai là ngườỉ gây tác hại (hay lợi ích) cho ai nhiều khi chỉ mang tỉnh tương đối. Trong ví dụ về nhà máy xả chất thải trên, ngoại ứng không chỉ có thể nhìn dưới góc độ nhà máy gây thiệt hại cho ngư dân, mà trái lại cũng có thể phân tích dưới góc độ ngư trường của nông dân đã thu hẹp địa bàn hoạt động của nhà máy. Điều này sẽ thấy rõ hơn khi chúng ta phân tích về định lý Coase ở phần sau.

  • Sự phân biệt giữa tính chất tích cực và tiêu cực của ngoại ứng chỉ là tương đối.Cùng một hoạt động ngoại ứng, nhưng nó được đánh giá là tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào quan điểm của những người chịu ảnh hưởng. Ví dụ, một lò nướng bánh có thể tạo ra ngoại ứng tích cực cho hàng xóm, nếu người bên cạnh có thể lợi dụng hơi nóng của lò cho hoạt động kinh doanh tẩy hấp quần áo của mình. Nhưng nó cũng có thể là ngoại ứng tiêu cực nếu nhà bên kinh doanh hàng đông lạnh.

  • Tất cả các ngoại ứng đều phi hiệu quả, nếu xét dưới quan điểm xã hội. Khi xuất hiện ngoại ứng, hoặc chi phí biên hoặc lợi ích biên của tư nhân không nhất trí với chi phí biên hoặc lợi ích biên xã hội. Do đó, mức sản xuất tối ưu thị trường cũng khác với mức hiệu quả xã hội. Điều này sẽ được phân tích kỹ khi đi sâu vào từng trường hợp ngoại ứng.

Một số phương pháp định giá

Định giá bằng chi phí biên cộng với một khoản thuế khoán.

     Một cách làm khác là đặt giá p= MC, rồi bù đắp phần thiếu hụt bằng một khoản thuế khoán. Thuế khoán được hiểu như một loại thuế đánh đại trà vào tất cả mọi người và không ai có thể thay đổi hành vi của mình để giảm bớt gánh nặng thuế phải nộp. Ưu điểm của thuế khoán là nó không gây ra những méo mó của thuế, vì vậy nó sẽ không tạo ra thêm sự phi hiệu quả cho nền kinh tế. Tuy nhiên, có một vấn đề nảy sinh.

     Thuế khoán rất khó áp dụng trong thực tế. Vì nó không phân biệt giữa mọi cá nhân nên thuế này thường bị chỉ trích là không công bằng. Nếu theo nguyên tắc lợi ích, tức là ai tiêu dùng hàng hoá thì mới phải trả thuế, thì có thể sẽ công bằng hơn nếu phần thâm hụt đó được trang trải bằng một thứ thuế chỉ đánh vào người tiêu dùng sản phẩm độc quyền. Nhưng tất cả những loại thuế có phân biệt đối tượng như vậy đều gây ra sự phi hiệu quả và tổn thất này có thể lớn không kém gì sự phi hiệu quả của độc quyền mà chính phủ đang tìm cách khắc phục.

Một số phương pháp định giá

Định giá hai phần

     Định giá hai phần sẽ gồm một khoản phí để được quyền sử dụng dịch vụ của hãng độc quyền (mức phí này sẽ bằng NPO), cộng với mức giá bằng chi phí biên với mỗi đơn vị dịch vụ mà người tiêu dùng sử dụng. Cách làm này thường hay được áp dụng trong các công ty điện thoại. Chẳng hạn, nếu có 1.000 người sử dụng dịch vụ điện thoại của hãng thì mỗi người sử dụng trước hết sẽ phải trả một mức phí bằng 1/1.000 tổng khoản lỗ mà hãng phải chịu khi sản xuất tại p = MC để được phép sử dụng dịch vụ của hãng. Sau đó, tuỳ theo thời gian gọi điện mà cá nhân sẽ phải thanh toán theo mức giá bằng MC. Tuy vậy, một vấn đề đặt ra là người tiêu dùng phải trả trước một khoản phí để được phép sử dụng dịch vụ. Điều này có thể làm một số người sử dụng ngần ngại, khiến mức tiêu dùng thực tế đạt thấp hơn mức hiệu quả. 



Từ khóa tìm kiếm nhiều: quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước

Sư phi hiệu quả của độc quyền tự nhiên khi chưa bị điều tiết

     Để thấy hiện tượng độc quyền tự nhiên này quan trọng như thế nào đối với các nhà điều tiết, trước hết hãy nhắc lại hành vi độc quyền tự nhiên, như minh hoạ trong Hình 2.2. Theo định nghĩa, đường chi phí trung bình AC của hãng độc quyền tự nhiên sẽ giảm dần khi qui mô sản xuất mỏ rộng, do đó đường chi phí biên MC cũng đi xuống và luôn nằm dưới đường AC. Nếu nhà độc quyền tự nhiên không bị điều tiết, họ sẽ sản xuất tại Qi là nơi MR = MC theo nguyên tắc thông thường và đặt giá tại Pj. Lợi nhuận siêu ngạch mà hãng nhận được là hình chữ nhật PXEGF.

Độc quyền tự nhiên

     Cũng giống trường hợp độc quyền thường, mức sản lượng Qlnày không hiệu quả. Mức hiệu quả phải đạt tại Qo,  đó p = MC hay MB = MC. Nhưng nếu đặt giá ở p0 thì một khó khăn đặt ra là tại Qo, mức giá (P0) thấp hơn chi phí sản xuất trung bình (ON), Như vậy, hàng không đủ bù đắp các chi phí sản xuất và không thể tồn tại được trọng thị trường. Tổng mức lỗ của hãng khi sản xuất tại mức sản lượng này sẽ bằng chênh lệch giữa chi phí trung bình và giá (NP0) nhân với mức sản lương (Qo), tức là diện tích hình chữ nhật P0NMA sẽ phải tính tất cả mọi chi phí sản xuất của mình (cả chi phí cố định và biến đổi), rồi chia bình quân chung cho từng đơn vị sản phẩm. Chi phí trên mỗi đơn vị lúc này gọi là chi phí bình quần đã phân bô hoàn toàn. Khách hàng sẽ phải trả giá đúng bằng mức chi phí bình quân đã phân bổ hoàn toàn này.

     Giải pháp này tốt đến đâu? về mặt kinh tế, nó là một sự cải tiến đáng kể so với khi hãng không bị điều tiết. Nó đã loại bỏ được hoàn toàn lợi nhuận siêu ngạch của hãng độc quyền vì thế đã góp phần tạo ra một kết cục công bằng hơn. Đồng thời, khi buộc hãng độc quyền phải giảm giá xuống P2, chính phủ đã thu hẹp được- khoảng cách giữa giá và chi phí biên. Tuy nhiên, do Q2 vẫn nhỏ hơn Qo nên tuy giải pháp này có làm hãng độc quyền sản xuất nhiều hơn trước đây, nhưng vẫn chưa đạt tới mức sản lượng hiệu quả. Bạn có thể chỉ ra tổn thất PLXH trong trường hợp này được không?



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh te cong

Ngăn chặn việc định giá của độc quyền tự nhiên

     Đánh thuế được sử dụng để giảm bớt lợi nhuận siêu ngạch do độc quyền, góp phần phân phối lại của cải trong xã hội. Nhưng như sẽ thấy trong chương VI, thuế là một công cụ gây méo mó nền kinh tế. Nếu thuế làm đường chi phí biên cửa độc quyền dịch chuyển lên trên thì độc quyền sẽ tiếp tục giảm sản lượng và tăng giá. Do đó, thực chất người tiêu dùng sẽ phải san sẻ một phần gánh nặng thuế đối với hãng độc quyền.

     Đây giải pháp lớn mà chính phủ thường áp dụng đối với độc quyền. Nói chung, không có một giải pháp nào là hoàn hảo theo nghĩa nó có thể khắc phục hết mọi sự phi hiệu quả của thị trường, mà không gây méo mó đối với nền kinh tế. Vì thế, khi quyết định kiểm soát độc quyền, chính phủ cần cân nhắc mọi khía cạnh lợi hại của chính sách để có sự can thiệp hợp lý nhất.

Độc quyền tự nhiên

Độc quyền tự nhiên – trường hợp của các ngành dịch vụ công

     Một luận cứ vững chắc cho việc điểu tiết độc quyền là để ngăn chặn việc định giá của độc quyền tự nhiên. Độc quyền tự nhiênlà tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong ; quá trình sản xuất đã cho phép hãng có thể liên tục giảm chi ; phí sản xuất khi qui mô sản xuất mở rộng, do đó đã dẫn đếncách tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là chỉ thông qua mộthãng duy nhất.

     Hình thức tổ chức sản xuất này thường hay thấy trong các ngành dịch vụ công như điện, nước, đường sắt… Chẳng hạn, sẽ hết sức lãng phí nếu có hai hãng đường sắt cùng hoạt động trên cùng một tuyến, vì khi đó sẽ cần hai hệ thống đường ray. Tương tự như thế, hai công ty cấp nước với hai mạng lưới đường ống khác nhau cùng phục vụ cho một địa bàn dân cư là một sự bô” trí sản xuất phi lý. Khi đó, chính phủ có thể quyết định chỉ để một hãng cung cấp cho toàn bộthị trường.           


Đọc thêm tại: http://timhieukinhtecong.blogspot.com/2015/07/cac-giai-phap-can-thiep-cua-chinh-phu.html                    


Từ khóa tìm kiếm nhiều: hạn chế của nền kinh tế thị trường   

Các giải pháp can thiệp của chính phủ

    Để tận dụng được phần lợi ích ròng bị mất do độc quyền, rõ ràng chính phủ cần phải có những giải pháp can thiệp đê buộc các nhà độc quyền phải hành động như những người cạnh tranh hoàn hảo, tức là phải tăng sản lượng đến Qo hoặc giảm giá bán xuống p0. Sau đây, chúng ta điểm lại một số phương thức can thiệp của chính phủ.

    Ban hành luật pháp và chính sách chống độc quyền. Biện pháp chủ yếu để đấu tranh với các nguy cơ xuất hiện hành vi độc quyền trên thị trường là sử dụng các chính sách chống độc quyền. Đó là điều luật nhằm ngăn cấm những hành vi nhất định (như cấm các hãng cấu kết để cùng nhau nâng giá), hoặc hạn chế một số cơ cấu thị trường nhất định, Biện pháp này thường được sử dụng phổ biến ở các nước có thị trường phát triển, nhằm điều tiết những hãng lớn, chiếm một thị phần rất lớn.

    Nhiều quốc gia còn đưa ra các qui định cho phép các cơ quan chức năng của chính phủ được thường xuyên kiểm tra việc định giá và cung ứng sản lượng của các hãng, chang hạn trong các ngành phục vụ công cộng. Khác với các chính sách chống độc quyền xác định những điều mà các hãng không được làm, những qui định này lại nói rõ doanh nghiệp cần làm gì và định giá như thế nào. Đây là cách phổ biến chính phủ sử dụng để kiểm soát những hãng không thuộc sở hữu nhà nước.

Các giải pháp can thiệp của chính phủ

    Ngoài ra, chính phủ còn đề ra nhiều chính sách khuyến khích sự cạnh tranh quyết liệt giữa các hãng, kể cả những hãng lớn với nhau. Để làm được điều này, chính phủ có thể tìm cách hạ thấp các hàng rào ngăn cản sự xâm nhập thị trường, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, dỡ bỏ sự ngăn cách giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

    Sở hữu nhà nướcđối với độc quyền cũng là một giải pháp thường được áp dụng với những ngành trọng điểm quốc gia như khí đốt, điện năng… Trong nhiều trường hợp, vẫn còn sự tranh cãi lớn giữa các nhà kinh tế là chính phủ nên sỏ hữu hay chỉ cần có qui định điều tiết những ngành này là đủ.

    Kiểm soát giá cả đối với các hàng hoá và dịch vụ do hãng độc quyền cung cấp là một giải pháp phổ biến khác. Mục đích của nó là buộc hãng độc quyền phải bán sản phẩm ở mức giá cạnh tranh, tức là P0 trong Hình 2.1. về mặt lý thuyết, nếu có thể định giá trần ở P0 thì hãng độc quyền sẽ phải sản xuất ởQo và giải pháp của chính phủ là triệt để. Tuy nhiên, trong thực tế có một khó khăn là không thể xác định được P0. Đo đó, việc định giá trần chỉ dựa vào nhận định chủ quan của cơ quan điều tiết. Nếu chính phủ định giá trần không chính xác thì có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hoá, như hiện tượng khan hiếm xãng dầu, thịt bò đã xảy ra ở Mỹ trong thập kỷ 70 khi chính phủ quyết định kiểm soát giá trong những ngành này.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

Tổn thất do độc quyền thường gây ra

Nhắc lại nguyên tắc tối đạt hoá lợi nhuận trong độc quyền là hãng sẽ sản xuất tại điểm MR = MC thay vì tại p = MC như trong thị trường cạnh tranh. Điều đó đã giúp độc quyền có thể bán được với mức giá cao hơn và mức sản lượng thấp hơn thị trường cạnh tranh để thu lợi nhuận siêu ngạch.

Như đã thấy, khi không có điếu tiết của nhà nước, hãng độc quyền sẽ quyết định sản xuất tại mức sản lượng Qj và bán ởgiá Pi thu lợi nhuận siêu ngạch là diện tích hình chữ nhật tô đậm. Rõ ràng, theo điều kiện biên về tính hiệu quả thì mức sản lượng này chưa hiệu quả. Lý do là tại Qi, MB > MC.

Tổn thất do độc quyền thường gây ra

Để thấy tại sao, cần nhắc lại rằng đường cầu thể hiện mức giá tôi đạt mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một đơn vị hàng hoá cung cấp thêm. Nói cách khác, đó là 80″ tiền tối đạt mà họ sẵn sàng trả cho thêm một đơn vị hàng hoá mà không cảm thấy bị thiệt. Theo định nghĩa về lợi ích biên, đó cũng chính là MB mà việc tiêu dùng hàng hoá đã tạo ra. Vì thế, đường cầu chính là đường lợi ích biên xã hội (MSB). Vậy, điểm sản xuất hiệu quả phải là Qo, tại đó MB = MC. Đây cũng chính là mức sản lượng sẽ được sản xuất nếu thị trường này là cạnh tranh hoàn hảo.

Vậy, sản xuất tại Qj đã khiến xã hội bị tổn thất một mức lợi ích ròng là tam giác ABC. Người ta còn gọi diện tích này là Mất trắng hay tổn thất vô ích do độc quyền (Hãy thử áp dụng các điều kiện hiệu quả Pareto để chứng minh rằng độc quyền không hiệu quả).


Tổn thất phúc lợi do độc quyền thường gây ra

Nhắc lại nguyên tắc tối đạt hoá lợi nhuận trong độc quyền là hãng sẽ sản xuất tại điểm MR = MC thay vì tại p = MC như trong thị trường cạnh tranh. Điều đó đã giúp độc quyền có thể bán được với mức giá cao hơn và mức sản lượng thấp hơn thị trường cạnh tranh để thu lợi nhuận siêu ngạch.

Như đã thấy, khi không có điếu tiết của nhà nước, hãng độc quyền sẽ quyết định sản xuất tại mức sản lượng Qj và bán ởgiá Pi thu lợi nhuận siêu ngạch là diện tích hình chữ nhật tô đậm. Rõ ràng, theo điều kiện biên về tính hiệu quả thì mức sản lượng này chưa hiệu quả. Lý do là tại Qi, MB > MC.

Tổn thất phúc lợi

Để thấy tại sao, cần nhắc lại rằng đường cầu thể hiện mức giá tôi đạt mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một đơn vị hàng hoá cung cấp thêm. Nói cách khác, đó là 80″ tiền tối đạt mà họ sẵn sàng trả cho thêm một đơn vị hàng hoá mà không cảm thấy bị thiệt. Theo định nghĩa về lợi ích biên, đó cũng chính là MB mà việc tiêu dùng hàng hoá đã tạo ra. Vì thế, đường cầu chính là đường lợi ích biên xã hội (MSB). Vậy, điểm sản xuất hiệu quả phải là Qo, tại đó MB = MC. Đây cũng chính là mức sản lượng sẽ được sản xuất nếu thị trường này là cạnh tranh hoàn hảo.

Vậy, sản xuất tại Qj đã khiến xã hội bị tổn thất một mức lợi ích ròng là tam giác ABC. Người ta còn gọi diện tích này là Mất trắng hay tổn thất vô ích do độc quyền (Hãy thử áp dụng các điều kiện hiệu quả Pareto để chứng minh rằng độc quyền không hiệu quả).



Từ khóa tìm kiếm nhiều: công cụ kinh tế

Nguyên nhân xuất hiện độc quyền

Độc quyền có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là:
Độc quyền xuất hiện là kết quả của quá trình cạnh tranh. Quá trình cạnh tranh sẽ làm cho những doanh nghiệp nào kém hiệu quả, có những quyết định kinh doanh sai lầm sẽ bị những doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị phần và rốt cuộc sẽ bị đào thải ra khỏi cuộc chơi. Trong trường hợp cực đoan nhất, nếu tất cả các doanh nghiệp khác đều bị một doanh nghiệp duy nhất đánh bại thì rốt cuộc, cạnh tranh tự do đã để lại một doanh nghiệp duy nhất trên thương trương và doanh nghiệp đó đương nhiên có được vị thế độc quyền.
Do được chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường. Nhiều hãng trở thành độc quyền là nhò được chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó, ví dụ các địa phương cho phép một công ty duy nhất cung cấp nưdc sạch trên địa bàn địa phương mình. Ngoài ra, với những ngành được coi là chủ đạo của quốc gia, chính phủ thưởng tạo cho nó một cơ chế có thể tồn tại dưới dạng độc quyền nhà nước. Có lẽ không có ai phản đối rằng, quốc phòng hay công nghiệp sản xuất vũ khí nên do chính phủ nẵm giữ, vì nó liên quan đến an ninh đất nước. Nhưng có nhiều ngành khác thì sự độc quyền của nhà nước lại không dễ thuyết phục đến như vậy. Ví dụ, ngành hàng không ở Việt Nam gần như độc quyền trong thị trường nội địa (nếu không kể đến sự có mặt rất mờ nhạt của Pacific Airlines), trong khi nhiều nước khác nó lại có sự góp mặt của nhiều hãng lớn cạnh tranh gay gắt với nhau.

Nguyên nhân xuất hiện độc quyền

Do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ. Chế độ bản quyền là một cơ chế bảo vệ quyền lợi của những nhà phát minh, khuyến khích họ đầu tư công sức, thời gian và tiền của vào hoạt động nghiên cứu và triển khai, góp phần nâng cao năng suất lao động và đời sông tinh thần cho xã hội. Nhưng chính những qui định này đã tạo cho người có bản quyền một vị thế độc quyền lớn, tuy không phải vĩnh cửu (vị thế này còn tuỳ thuộc vào thời hạn giữ bản quyền được qui định ở từng nước).
Do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt. Việc nắm giữ được một nguồn lực hay một khả năng đặc biệt nào đó cũng sẽ giúp người sở hữu có được vị thế độc quyền trên thị trường. Chẳng hạn, vì những mỏ kim cương lớn nhất thế giới tập trung tại Nam Phi nên quốc gia này đã có một lợi thế gần như độc quyền về khai thác và bán kim cương mà các quốc gia khác không thể có.
Do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất. Do tính chất đặc biệt của ngành có lợi tức tăng dần theo qui mô đã khiến việc có nhiều hàng cùng cung cấp một dịch vụ trở nên không hiệu quả và hãng nào đã có mặt trong thị trường từ trước thì có thể liên tục giảm giá khi mở rộng sản xuất biến đó thành một hàng rào hữu hiệu ngăn cản sự xâm nhập thị trường của những hãng mới. Trường hợp này còn được gọi là độc quyền tự nhiên.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế công

Hiệu quả hỗn hợp sản xuất – phân phối

Khi cả đầu vào và các sản phẩm đầu ra đều được phân bổ theo cách không thể làm cho bất kể ai đó được lợi hơn mà không phải làm thiệt hại cho người khác thì đạt được phân bổ nguồn lực tối ưu Pareto. Khi đạt đến tình trạng tối ưu Pareto thì không thể tạo thêm bất kỳ một lợi ích ròng nào bằng cách phân bổ lại việc sử dụng các đầu vào giữa các ngành sản xuất hay trao đổi các đầu ra giữa những người tiêu dùng.
Dễ dàng có thể tìm ra điều kiện để đạt hiệu quả hỗn hợp qua một ví dụ đơn giản bằng số. Giả sử có nghĩa là nền kinh tế đã đạt hiệu quả phân phối này, người tiêu dùng sẵn thực lấy 1 đơn vị quần áo. Tức là nguồn lực mà nền sử dụng nền sản xuất ra 1 đơn vị lương thực tương đương với nguồn lực cần thiết để sản xuất 5 đơn vị quần áo. Như vậy, nếu giảm bớt tiêu dùng lương thực của A hoặc B đi 1 đơn vị và dùng các đầu vào trước dây cần để sản xuất ra đơn vị lương thực ấy chuyển sang sản xuất quần áo thì sẽ tạo ra được 5 đơn vị quần áo. Tuy nhiên, cá nhân bị giảm bớt tiêu dùng lương thực chỉ đòi hỏi được bù lại bằng 1 đơn vị quần áo mà thôi. Do đó, 4 đơn vị quần áo còn thừa sẽ cải thiện được lợi ích cho bất kỳ cá nhân nào được nhận chúng mà không phải làm giảm lợi ích của cá nhân khác.

Hiệu quả hỗn hợp sản xuất

Chừng nào tỉ suất chuyển đổi biện giữa lương thực và quần áo còn chưa bằng tỉ suất thay thế biên giữa chúng thì ngay cả khi các đầu ra đã được phân phôi hiệu quả rồi, tồi ưu Pareto vẫn chưa đạt được. Vì vậy, hiệu quả hỗn hợp sản xuất – phân phối, hay tối ưu Pareto sẽ đại được khi lãi suất chuyển đổi biên giữa hai hàng hoá bất kỳ đúng bằng tỉ suất thay thế biên giữa chúng của tất cả các cá nhân:
MRTxy= MRSaxy= MRSBXY
Hình 1A.5 mô tả điều kiện hiệu quả hỗn hợp này. Điểm R trong hộp Edgevvorth phân phối 0X*0Y* là điểm mà tại đó, độ dốc ĐBQ (MRS) của cả hai cá nhân đúng bằng độ dốc của đường KNSX (MRT) tại điểm 0 (tiếp tuyên giữa hai ĐBQ song song với tiếp tuyến của đường KNSX tại O). Đó chính là điểm tối ưu Pareto.
Tại điểm này, nền kinh tế sản xuất X đơn vị lương thực, Y đơn vị quần áo, đồng thời phân phối cho cá nhân Am là X*A đơn vị lương thực và Y*A đơn vị quần áo. Phần còn lại dành cho cá nhân B. Với mỗi điểm tren đường KNSX sẽ vẽ được một hộp Edgeworth phân phối và trong hộp đó sẽ tìm được ít nhất một điểm như R. Từ các đẳng thức (1A.1), (1A.2) và (1A.3) có thể kết luận rằng, để một nền kinh tế đạt hiệu quả Pareto toàn diện, trong cả lĩnh vực sản xuất, phân phối và hỗn hợp, cần có ba điều kiện như sau:
• Điều kiện hiệu quả sản xuất: MRTSXLK = MRTSYLK.
• Điều kiện hiệu quả phân phối: MRSAXY = MRSBXY.
• Điều kiện hiệu quả hỗn hợp: MRTXy= MRSAXY = MRSBXY.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh te nha nuoc
 
;