Lợi thế của biện pháp phí xả thải so với biện pháp đánh thuế

     Thứ nhất, biện pháp đánh thuế đòi hỏi phải xác định chính xác thuế suất. Nhưng như đã nêu, điều này vấp phải nhiều khó khăn. Nếu việc thiếu thông tin buộc các nhà chính sách phải lựa chọn một tiêu chuẩn ô nhiễm nào đó một cách chủ quan thì hệ thông giấy phép xả thải có nhiều khả năng thành công hơn.

     Thứ hai, nếu các hãng đều có động cơ tối đa hoá lợi nhuận thì trong cơ chế giấy phép, họ sẽ phải tìm ra những công nghệ rẻ nhất để đạt tiêu chuẩn do chính phủ đề ra.

     Thứ ba, nếu có lạm phát thì hệ thống thuế đòi hỏi phải điều chỉnh liên tục để đảm bảo mức thuế phản ánh đúng giá trị thực của chi phí ngoại ứng biến. Còn trong cơ chế giấy phép xả thải mức phí xả thải sẽ tự động điều chỉnh theo lạm phát vì nó do sự cần bằng cung cầu về giấy phép trên thị trường tạo ra. Tất nhiên, một nguy cơ đối với hệ thống giấy phép là những hãng lớn có thể coi đây là một công cụ để chặn đứng mọi cơ hội xâm nhập thị trường của các hãng mới, bằng cách bỏ tiền ra mua hết các giấy phép xả thải. Nếu như vậy, tính chất cạnh tranh trên thị trường sẽ bị đe doạ.

 biện pháp đánh thuế

Kiểm soát trực tiếp bằng mức chuẩn thải

     Theo cách này, mỗi hãng gây ô nhiễm sẽ bị yêu cầu chỉ được gây ô nhiễm ở một mức nhất định, gọi là mức chuẩn thải, nếu không sẽ bị buộc đóng cửa. Cách làm này thường không có hiệu quả khi có nhiều hãng cùng gây ô nhiễm, nhưng mỗi hãng có khả năng giảm ô nhiễm với các chi phí khác nhau.

     Hình 2.7 mô tả hai hãng X và Y cùng xả khí thải gây ô nhiễm môi trường. Trục hoành thể hiện mức khí thải mà các hãng sản xuất sẽ thải vào môi trường. Đường BM là lợi ích biên của mỗi hãng khi gây ô nhiễm. (Vì gây ô nhiễm cũng đồng nghĩa với việc tiến hành sản xuất nên nó cũng mang lại lợi ích nhất định). Đồng thời, nó cũng cho biết lượng tiền tối đạt mà mỗi hãng sẵn sàng chỉ ra để được gây ô nhiễm. Rõ ràng, nếu được phép gây ô nhiễm tự do thì mỗi hãng sẽ xả thải ở mức tối đa, khi MSB = 0, tức là hãng X sẽ thảiở mức Qx tấn và hãng Yở mức Qy tấn một năm. Tuy nhiên, việc X chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường và chi phí của việc gây ô nhiễm đó là pđồng/tấn. (Để đơn giản, giả sử chi phí biên này không thay đổi theo sản lượng, tức là MC nằm ngang).

     Rõ ràng, mức xả thải tối ưu của hãng X là Qx tấn, của hãng Y là Qytấn một năm. Đây cũng chính là mức xả thải mà mỗi hãng sẽ thực hiện nếu sử dụng hệ thống phí xả thải với mức phí p đồng/tấn.

     Lưu ý rằng Qx>Qy vì lợi ích biên của việc xả thải đối với mọi đơn vị sản xuất của hãng X đều lớn hơn lợi ích biên của đơn vị sản xuất tương ứng của hãng Y. Lợi ích biên của việc xả thải có thể khác nhau giữa các hãng và giữa các vùng là do sự khác nhau trong chi phí giảm mức gây ô nhiễm hoặc trong giá dầu ra được các hãng sản xuất bằng các đều vào gây ô nhiễm.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

Biện pháp thu phí xả thải

     Vì thế, giải pháp này có vẻ đi ngược lại với quan điểm chung của xã hội là người gây tác hại cho xã hội phải bị trừng phạt (bội thường) chứ không phải được thưởng (trợ cấp). Hơn nữa, điều này có thể sẽ khuyến khích những nhà máy khác cũng đến hoạt động bên bờ hồ để được nhận trợcấp. Do đó, giải pháp này chỉ hữu hiệu khi nó được kết hợp với các biện pháp khác nhằm ngăn chặn nguy cơ xuất hiện những người gây ô nhiễm mới. Cuối cùng, để có tiền trợ cấp chính phủ sẽ buộc phải tăng thuế ở đâu đó trong nền kinh tế. Khi đó, thuế có thể gây ra tính phi hiệu quả ở những nơi khác trong nền kinh tế và không rõ những sự phi hiệu quả  thuế gây ra đó có nhỏ hơn sự phi hiệu quả của bản thân ngoại ứng này hay không. Tuy nhiên, giải pháp, này vẫn  đạt được áp dụng trong một số trương hợp thực tiễn. Chương trình định canh định cư để hạn chế nạn phá rừng là: một ví dụ.

      Hình thành thị trường về ô nhiễm. Như đã nêu ở trên, sự phi hiệu quả gắn với ngoại ứng tiêu cực là do thiếu một thị trường về những nguồn lực được sử dụng chung như hồ nước, không khí sạch… Điều này đã gợi ra một cách khắc phục ngoại ứng nữa của chính phủ – bán giấy phép gây ô nhiễm, hay còn gọi là giấy phép xả thải. Theo kế hoạch này, chính phủ sẽ bán giấy phép cho phép các nhà sản xuất được xả một lượng phế thải Z0 (tương đương với lượng phế thải khi sản xuấttại Qo). Các hãng sẽ tiến hành đầu giá để mua những giấy phép này và hãng nào trả giá cao nhất sẽ được nhận. Mức giá của những giấy phép này sẽ là mức giá cân bằng thị trường, sao cho lượng ô nhiễm sẽ đúng bằng mức mà chính phủ mong muốn. Mức giá cân bằng đối với các giấy phép xả thải được gọi là phí xả thải.

Biện pháp thu phí xả thải

      Những hãng nào không sẵn sàng trả mức giá p cho mỗi đơn vị ô nhiễm gây ra sẽ phải giảm sản lượng hoặc lựa chọn một công nghệ sản xuất “sạch” hơn.

      Tương tự, nếu chính phủ thay biện pháp đấu giá giấy phép xả thải bằng việc cấp không giấy phép xả thải cho các hãng, rồi cho phép các hãng được trao đổi, mua bán các giấyphép này với nhau thì kết quả tạo ra cũng hoàn toàn như nhau. Đường cung về giây phép vẫn thẳng đứng tại z và giá vẫn cân bằng ở p. Kết quả tạo ra không thay đổi vì với những hãng có biện pháp nào giảm ô nhiễm rẻ tiền hơn sẽ trị giá giấy phép xả thải này thấp hơn p, do đó họ sẵn sàng bán lại cho những hãng cần giấy phép này hơn. Tuy nhiên, ý nghĩa phân phối trong hai trường hợp này lại rất khác nhau. Với cơ chế đầu giá, chính phủ sẽ thu được tiền. Còn với cơ chế cho phép chuyển nhượng các giấy phép đã được cấp thì số tiền chuyển nhượng sẽ thuộc về những hãng nào may mắn được chính phủ cấp cho giấy phép.

      Nói tóm lại, biện pháp đánh thuế hay phí xả thải đều tạo ra kết cục hiệu quả như nhau, với điều kiện phải xác định chính xác từ đầu ai là người gây ô nhiễm và gây ô nhiễm với mức độ bao nhiệu. Theo một số nhà kinh tế, biện pháp phí xả thải có một số lợi thế hơn biện pháp đánh thuế. 



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế nhà nước

Cân bằng về HHCC thuần tuý

     Một câu hỏi trọng tâm về HHCC là nên cung cấp HHCC ở mức độ nào cho có hiệu quả. Muốn như vậy, trước hết cần xây dựng các đường cầu và cung về hàng hoá đó, rồi sau đó sẽ xác định điểm cân bằng. Đường cầu tổng hợp về HHCC cũng được xây dựng bằng cách tổng hợp từ các đường cầu cá nhân về hàng hoá đó. Vì thế,chúng ta sẽ xuất phát từ việc xem xét các đườngcầu cá nhân về HHCC.

     Xác định đường cầu cá nhân về HHCC. Xét một cá nhân có tổng ngân sách I được sử dụng để tiêu dùng hai loại hàng hoá là thực phẩm (X) và pháo hoa (G). Trong hai hàng hoá này, X là HHCN mà cá nhân đó có thể mua tại mức giá thị trường. Còn G là HHCC mà cá nhân sẽ tiêu dùng chung với những người khác. Tuy nhiên, các cá nhân không mua HHCC, mà họ sẽ góp tiền chung với nhau để lượng HHCC đó có thể được cung cấp. Mức thuế mà mỗi cá nhân phải trả thêm cho mỗi đơn vị HHCC tăng thêm được gọi là giá thuế của từng cá nhân. Trong phần này, chúng ta giả định rằng chính phủ có thể buộc cá nhấn phải trả các giá thuế khác nhau, đúng bằng lợi ích biên mà họ nhận được từ HHCC.

Cân bằng về HHCC thuần tuý

     Tóm lại, điều kiện để đạt mức cung cấp hiệu quả HHCC thuần tuý là tổng tỉ suất thay thế  của các cá nhân phải bẳng tỉ suất chuyển đổi biên. Vì mọi người đều sử dụng một mức HHCC thuần tuý như nhau nên để cung cấp chúng một cách hiệu quả, yêu cầu tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị HHCC cuối cùng phải bằng chi phí tăng thêm đối với xã hội để cung cấp chúng.

     Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nếu như trong thị trường HHCN, mức sản lượng tại điểm cần bằng chắc chắn sẽ được thị trường cạnh tranh cung cấp thì đối với HHCC, điểm cân bằng này lại không chắc chắn thể hiện mức sản lượng HHCC được chính phủ cung cấp. Nó chỉ nói lên rằng, nếu cung cấp tại đó sẽ hiệu quả nhất. Việc sản xuất bao nhiệu HHCC còn phụ thuộc vào các quá trình lựa chọn tập thể, mà quá trình đó không phải lúc nào cũng đưa ra được một kết cục hiệu quả.


Khái niệm và thuộc tính của hàng hóa công cộng

     Trong phần trên, chúng ta đã thấy thị trường thất bại như thế nào trong việc cung ứng các hàng hoá hoặc dịch vụ tạo ra ngoại ứng. Rất nhiều hàng hoá và dịch vụ do chính phủ cung cấp, như quốc phòng, sẽ tạo ra ngoại ứng tích cực, một khi nó đã được cung cấp. Phần này sẽ bàn kỹ hơn về những hàng hoá tạo ra ngoại ứng tích cực đó, mà kinh tế học công cộng gọi đó là hàng hoá công cộng (HHCC).

Khái niệm chung về HHCC

     Những hàng hoá và dịch vụ được sản xuất và cung cấptrong xã hội có thể được chia làm hai loại chính là HHCC và  HHCN. Hàng hoá công cộng là những loại hàng hoá mà việc một cá nhân này được hưởng thụ lợi ích do hàng hoá đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó. Điều này giúp phân biệt HHCC với HHCN là những loại hàng hoá khi một người đã tiêu dùng rồi thì người khác không thể tiêu dùng được nữa.

Thuộc tính cơ bản của HHCC

 thuộc tính của hàng hóa công cộng

HHCC có hai thuộc tính:

Thứ nhất, HHCC không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng.

     Nói như vậy có nghĩa là, khi có thêm một người sử dụng HHCC sẽ không làm giảm lợi ích tiêu dùng của những người tiêu dùng hiện có. Chẳng hạn, các chương trình truyền thanh và truyền hình không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Chúng có thể được rất nhiều người cùng theo dõi một lúc. Việc có thêm ai đó mở hoặc tắt đài hoặc vô tuyến không ảnh hưởng đến mức độ tiêu dùng của người khác. Tương tự như vậy, an ninh quốc gia do quốc phòng mang lại cũng không có tính cạnh tranh.,Khi dân số của một quốc gia tăng lên thì không vì thế mà mức độ an ninh mà mỗi người dân được hưởngtừ quốc phòng bị giảm xuống.

     Việc định giá đối với những hàng hoá không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng là điều vô nghĩa vì suy cho cùng, việc có thêm một cá nhân tiêu dùng những hàng hoá này không ảnh hưởng gì đến việc tiêu dùng của những người khác. Nói cách khác, chi phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng HHCClàbằng 0.

Thuộc tính thứ hai của HHCC là không có tính loai trừ trong tiêu dùng

     Có nghĩa là không thể loại trừ hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân từ chối khôngchịu trả tiền cho việc tiêu dùng của mình. Chẳng hạn, không ai có thể ngăn cản những người không chịu trả thuế để duy trì bộ máy quốc phòng khỏi việc hưởng thụ an ninh do quốc phòng mang lại. Thậm chí có tông họ vào tù thì họ vẫn được hưởngnhững lợi ích của quốc phòng. Tương tự, khi các chương trình truyền thanh đã phát sóng thì bất kể ai có phương tiện thu thanh đều có thể thưởng thức các chương trình này, cho dù họ không trả một đồng nào cho đài phát thanh.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh te cong

Ngoại ứng tích cực

     Mặc dù bài này phân tích chủ yếu về ngoại ứng tiêu cực, điển hình nhất là hiện tượng gây ô nhiễm môi trường, nhưng cũng phải thấy rằng nhiều khi ảnh hưởnglan toả của một hoạt động lại có lợi chứ không phải gây thiệt hại cho người khác. Chẳng hạn, tiêm chủng phòng bệnh thường được coi là tạo ra ngoại ứng tích cực, vì ngoài việc những người được trực tiếp tiêm chủng sẽ giảm được nguy cơ bị nhiễm bệnh, cả những người không được tiêm chủng cũng được lợi vì khả năng lây lan sang họ sẽ giảm đi nếu số người nhiễm bệnh giảm. Do đó, lợi ích của việc tiêm chủng đã “vượt ra ngoài” những đối tượng được trực tiếp tiêm chủng. Trước khi chuyển sang vấn đề khác, chúng ta hãy lưót qua trường hợp ngoại ứng tích cực này.

     Cân bằng thị trường cạnh tranh diễn ra tại u, với Q! trường hợp tiêm chủng được thực hiện trong một năm vì tại đó đường lợi ích tư nhân biên (MPB) đốĩ với các cơ sở y tế bằng chi phí biên (MC). Tuy nhiên, như đã nói ở trên, hoạt động tiêm chủng mang lại lợi ích ngoại ứng biên cho cả những đối tượng không được tiêm chủng (MEB) và lợi ích này không được các cơ sở y tế tính đến. Nếu xét trên giác độ xã hội thì lợi ích biên xã hội (MSB) phải là MPB + MEB. Như vậy, mức tiêm chủng tối ưu xã hội là Qo đạt tại điểm V khi MSB = MC, chứ không phải qv.

     Tóm lại, khi xuất hiện ngoại ứng tích cực thì thị trườngluôn tạo ra một mức sản lượng thấp hơn mức tối ưu xã hội. Khi không có sự điều chỉnh của chính phủ, xã hội sẽ bị tổn thất một khoản phúc lợi. Vậy làm thế nào để có thể đẩy mức sản lượng của thị trường lên ngang bằng mức tối ưu xã hội?

Ngoại ứng tích cực

     Cách thông dụng nhất là tiến hành trợ cấp. Khoản trợ cấp này sẽ được trao cho người sản xuất để đưa đường MPB của họ lên thành đường MPB + s (s là mức trợ cấp, còn gọi là mức trợ cấp Pigou). Trợ cấp Pigou là mức trợ cấp trên mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra của hãng tạo ra ngoại ứng tích cực, sao cho nó đúng bằng lợi ích ngoại ứng biên tại mức sản lượng tối ưu xã hội. Khi đó, tổng sốtiền trợ cấp mà chính phủ phải chi ra trong trường hợp này là hình chữ nhật MVTN.

     Kết quả của chính sách trợ cấp này là làm mức giá mà người tiêu dùng thực sự phải trả cho dịch vụ tiêm chủng giảm, còn mức giá mà người sản xuất thực sự được nhận tăng so với mức giá cân bằng trướckhi có sự can thiệp. Nói cách khác, người tiêu dùng và người sản xuất sẽ chia nhau khoản trợ cấp của chính phủ.

     Trong thực tế, chính phủ đã nhiều lần tiến hành trợ cấpcho ngoại ứng tích cực bằng cách cung cấp những dịch vụ công cộng nhất định với mức giá thấp hơn chi phí biên để cung cấp dịch vụ đó. Chẳng hạn, nhiều công ty môi trường đô thị tiến hành thu nhặt rác thải thành phố, nhưng người dân chỉ phải trả một mức phí vệ sinh thấp hơn chi phí thực để vận hành hệ thống thu nhặt rác thải đó. Mức chênh lệch này sẽ được chính phủ bù lỗ – tức là một dạng trợ cấp nhằm giảm bớtsự tổn đọng của rác thải gây mát mỹ quan chung. Tuy nhiên, khi chính phủ dự định trợ cấp cho ngoại ứng tích cực, cần lưu ý một số điểm như sau:

Thứ nhất, dù bằng cách này hay bằng cách khác, trợ cấp cũng sẽ tạo thêm gánh nặng cho những người trả thuế. Vì thế, tiến hành trợ cấp sẽ tạo ra một sự phân phối lại từ người trả thuế sang ngườiđược nhận. Do đó, cần cân nhắc cả tác động về mặt hiệu quả cũng như công bằng xã hội.

Thứ hai, việc một hoạt động nào đó tạo ra lợi ích cho xã hội chưa đủ để đề nghị trợ cấp cho hoạt động đó. Trợ cấp chỉ có ý nghĩa khi thị trường không cho phép người tạo ra lợi ích này được thù lao đầy đủ cho những lợi ích mà họ tạo nên. Ví dụ, một bác sĩ phẫu thuật có thể cứu sống nhiều người nhưng hoạt động của anh ta lại không tạo ra ngoại ứng tích cực, chừng nào tiền lương của anh ta đã phản ánh đúng giá trị của sự phục vụ đó.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: hạn chế của nền kinh tế thị trường
 
;