Khả năng kiểm soát phản ứng của cá nhân

Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát phản ứng của cá nhân
Chính phủ nhiều khi không thể lường hết được cá nhân sẽ phản ứng như thế nào trước những thay đổi về chính sách do chính phủ để ra. Một khi sự phản ứng của tư nhân đi theo chiều hướng mà người hoạch định chính sách chưa dự kiến được thì chính sách có thể không đạt được hiệu quả mong muốn, hoặc thất bại. Chẳng hạn, việc cấm nhập khẩu thuốc lá ngoại của chính phủ là một chính sách nhằm hạn chế việc tiêu dùng một thứ hàng hoá phi khuyến dụng, bảo hộ sản xuất thuốc lá trong nước và tiết kiệm ngoại tệ. Tuy nhiên, với một quốc gia có hàng nghìn cây số bờ biển và biên giới đất liền như Việt Nam, việc kiểm soát buôn lậu thuốc lá ngoại dường như là một điều không khả thi. Kết quả, thuốc lá ngoại vẫn tràn ngập thị trường, còn chính phủ thì mất đi một khoản thuế nhập khẩu đáng lẽ thu được nếu cho phép nhập khẩu thuốc lá chính thức, nhưng đánh thuế.


Khả năng kiểm soát phản ứng của cá nhân

Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát hộ máy hành chính
Việc ra quyết định trong KVCC thường phải trải qua một quá trình phức tạp, qua nhiều khâu nấc trung gian. Ví dụ, một đạo luật do Quốc hội thông qua, muốn thực sự được thực thi trong thực tiễn cần phải qua các bộ hoặc các cơ quan chuyên trách để cụ thể hoá thành các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Ngoài ra, cần có hệ thống các cơ quan chấp pháp của nhà nước để đảm bảo các văn bản đó có hiệu lực. Nhiều khi, do sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan này hoặc do sự không nhất quán về phương hưởng hành động của các cơ quan nhà nước đã khiến các chính sách của chính phủ không có sức sông trong thực tiễn. Câu nói nhiều chính sách thất hại của chính phủ được lát bằng những ý tưởng tốt đẹp là một bằng chứng về hạn chế này của chính phủ.
Hạn chế do quá trình ra quyết định công cộng
Việc ra quyết định công cộng là một quá trình phức tạp, phải tuân theo những qui tắc bỏ phiếu nhất định mà không nhải lúc nào cũng đem lại một kết quả có hiệu quả (xem chương v). Hành động của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến nhiều người, nhưng lại được quyết định bởi một sô những đại diện được bần ra. Những người ra quyết định, vì thế, chịu sự chi phối của các cử tri, mà không phải lúc nào những cử tri đồ cũng có lợi ích thông nhất với nhau. Điều này đặt người ra quyết định trước tình thế khó khăn khi phải điều hoà những lợi ích này. Đó cũng là lý do vì sao quá trình ra các quyết định công cộng thường mất thời gian, khó khăn, thậm chí bế tắc.



 
;